banner
Thứ 3, ngày 21 tháng 5 năm 2024
Đào tạo nghề: Cần “khen” nhiều hơn “chê”
7-6-2013

Đào tạo nghề ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng kể từ khi có Luật Dạy nghề vào năm 2006. Nhiều trường dạy nghề được đầu tư, nâng cấp và nhiều trường dạy nghề mới được thành lập trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Bên cạnh đó, việc đào tạo theo Modul kỹ năng hành nghề, đào tạo theo nhu cầu xã hội đã thu hút rất nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp PTCS và PTTH vào các trường nghề.

Ngoài ra, những chính sách, chế độ ưu đãi cho người học nghề, việc người tốt nghiệp ở các trường nghề có cơ hội học liên thông lên bậc Đại học hay thông tin về nhiều trường nghề đã đào tạo nhiều nghề tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế đã thu hút được sự quan tâm và đăng ký học của nhiều học sinh. Điều đó là cần thiết và cần ủng hộ vì trong một xã hội đang dần tiến lên công nghiệp không thể thiếu những công nhân, những người thợ lành nghề. Việc học sinh “rẽ” sang các trường nghề sẽ làm giảm áp lực của nhiều gia đình trong việc “chạy đua” vào đại học bằng mọi giá.

Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là trong khi nhiều trường nghề đang đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, nhiều giáo viên dạy nghề đang nỗ lực để đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phục vụ tốt nhất cho người học thì có những thông tin, những bài báo viết về trường nghề, về các cơ sở dạy nghề mang tính “chê” nhiều hơn “khen”. Và, những thông tin về trường nghề đang “thiếu đủ thứ” đã làm nản lòng những ai có ý định học nghề, những gia đình muốn hướng con em theo học nghề. Thông qua những thông tin này trên nhiều tờ báo đã làm cho nhiều người có cái nhìn không mấy thiện cảm về trường nghề, về người dạy nghề và học nghề.

 Báo chí, thông tin có quyền phản ảnh hai mặt của một sự việc, một vấn đề. Nhưng, trong lúc chúng ta đang cần phát triển hơn nữa ngành dạy nghề, đang cần có một lực lượng dồi dào, giỏi chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội thì rất cần những thông tin tích cực viết về các trường nghề, về những giáo viên dạy nghề đang từng ngày dạy học sinh những kỹ năng nghề, “uốn” các em để hình thành một thái độ tốt, về các gương thành công của người học nghề hơn là những phản ảnh làm nhụt chí nhiều người.

Thực tế, ngành dạy nghề đã làm được rất nhiều và xứng đáng nhận được những lời “khen” để có thêm động lực vươn lên trong tương lai gần.

Nguồn: http://www.molisa.gov.vn

Số lượt xem:3180

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Trang thông tin điện tử Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội, Tầng 5, Tòa nhà A, Trung tâm Hành chính tỉnh Kon Tum, tổ 8 - phường Thống Nhất - TP Kon Tum - tỉnh Kon Tum.
Người chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội tỉnh Kon Tum..
Điện thoại: 0260.3862524; Fax: 0260.3862524; Email: soldtbxh-kontum@chinhphu.vn.

Chung nhan Tin Nhiem Mang


123121 Tổng số người truy cập: 162 Số người online:
TNC Phát triển: