banner
Thứ 6, ngày 10 tháng 5 năm 2024
Công tác quản lý cai nghiên ma túy trên địa bàn tỉnh Kon Tum – những vấn đề đặt ra.
11-4-2017
Với phương châm toàn dân tham gia công tác cai nghiện ma tuý, tỉnh Kon Tum đã phát động “phong trào toàn dân tham gia vận động, giúp đỡ người nghiện ma tuý cai nghiện và quản lý, hỗ trợ sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng”, Ngành Lao động - TB&XH đã chủ động ký kết hợp đồng với các ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền, lồng ghép, phối hợp triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội; tổ chức các lớp nói chuyện chuyên đề về công tác phòng, chống ma tuý và cai nghiện ma tuý; Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho công chức Lao động – Thương binh & xã hội cấp xã và chủ các cơ sở kinh doanh dễ bị lợi dụng tổ chức hoạt động ma túy; Thành lập các Câu lạc bộ Phòng chống ma túy như: CLB “Pkei Cần Xanh” huyện Ngọc Hồi; Phối hợp với ngành Y tế xây dựng và phát triển các cơ sở điều trị thay thế các dạng chất thuốc phiện bằng thuốc Methadone..vv. Nhờ vậy mà công tác quản lý cai nghiện ma túy trên địa bàn trong thời gian qua cơ bản ổn định.
Song quá trình thực hiện vẫn còn một số khó khăn, đó là: Sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền ở cơ sở trong tổ chức thực hiện cai nghiện chưa thường xuyên;Công tác quản lý người nghiện còn mang tính hành chính, chưa quan tâm đầy đủ đến nhu cầu cá nhân của người nghiện, một số cán bộ còn thiếu trách nhiệm hoặc ngại gần gũi với người cai nghiện. Hoạt động tư vấn, nâng cao năng lực (công tác xã hội với người nghiện ma túy) cho người nghiện ít được chú trọng. Cán bộ làm công tác phòng, chống ma túy và quản lý giúp đỡ người sau cai tái hòa nhập cộng đồng ở cơ sở chưa có chuyên trách, chủ yếu là kiêm nhiệm nên việc quản lý, nắm bắt tình hình chưa sát. Bản thân người nghiện ma túy sau cai còn có tâm lý mặc cảm, thiếu ý thức, thiếu quyết tâm vươn lên để hoàn lương, trình độ tay nghề còn nhiều hạn chế, trong khi đó các cơ quan, đoàn thể, tổ chức kinh tế chưa thực sự tin tưởng vào khả năng làm việc của họ khi được tiếp nhận. Việc xác định tiêu chí người nghiện ma túy tổng hợp chưa được hướng dẫn, phác đồ điều trị chưa có, đã gây khó khăn đối với công tác tổ chức cai nghiện cho người nghiện ma túy tổng hợp.
Đặc biệt, hiện nay tỉnh Kon Tum chưa có Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội nên người cai nghiện bắt buộc được gửi tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Gia Lai, số lượng không nhiều và khó khăn trong công tác quản lý. Mặt khác Công tác cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng còn nhiều hạn chế, bất cập, số lượng người được cai nghiện còn thấp so với yêu cầu, tỉ lệ người “tái nghiện cao”. Công tác quản lý, giúp đỡ người sau cai nghiện chưa được quan tâm đúng mức. Cơ sở vật chất, trang bị phục vụ công tác cai nghiện ma túy tại cộng đồng chưa được đầu tư thỏa đáng. Nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chuyên môn, nghiệp vụ. Các quy định pháp luật trong việc hướng dẫn tổ chức thực hiện chưa kịp thời. Bản thân người nghiện chưa tự giác đăng ký cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, đối tượng còn thụ động. Đây là những thách thức đối với công tác quản lý cai nghiện trong thời gian đến.
Hiện nay (theo số liệu của các cơ quan chức năng) trên địa bàn toàn tỉnh có 358 đối tượng nghiện các chất nghiện ma túy, phần lớn người nghiện tập trung chủ yếu ở thành phố Kon Tum, huyện Ngọc Hồi, Đăk Hà, Đăk Glei… (huyện giáp biên giới Lào và Campuchia, có cửa khẩu Quốc tế Bờ Y), cụ thể như sau:

 

TT

 

Tên huyện,

thành phố

 

Tổng số

Đối tượng nghiện ma túy

Đối tượng tham gia điều trị Methadone

Nam

Nữ

Đang điều trị

Chưa điều trị

01

H. Đăk Glei

25

25

0

02

23

02

H.Ngọc Hồi

80

80

0

06

74

03

H. Đăk Tô

27

27

0

03

24

04

H. Đăk Hà

59

58

01

04

55

05

H. Sa Thầy

22

22

0

01

21

06

H. Kon Rẫy

10

10

0

0

10

07

H. Kon Plong

0

0

0

0

0

08

H. Ia H’Drai

0

0

0

0

0

09

H. Tu Mơ Rông

0

0

0

0

0

10

TP Kon Tum

135

125

10

90

45

 

Tổng cộng

358

347

11

106

252

Do còn nhiều bất cập trong việc tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Công văn số 892/VPCP-KDVX ngày 06 tháng 02 năm 2017 về về việc quản lý cai nghiện ma túy, trong đó truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ từng bước bãi bỏ hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng, tập trung vào đẩy mạnh các hoạt động tổ chức cai nghiện theo hướng bắt buộc. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh Kon Tum đã có Công văn số 555/UBND-NC ngày 06 tháng 03 năm 2017 chỉ đạo triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đề thực hiện tốt việc lập hồ sơ và tổ chức đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là: Các sở, ban, ngành, UBND các huyện thành phố phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý đối tượng, lập hồ sơ và tổ chức đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Gia Lai trên cơ sở thỏa thuận của UBND 2 tỉnh Gia Lai – Kon Tum.
Hai là: Tổ chức quản lý người nghiện không có nơi cư trú ổn định trong thời gian lập hồ sơ để áp dụng biện pháp đưa vào Cơ sở cai nghiện bắt buộc: Theo Công văn số 1408/UBND-VX ngày 3/7/2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum, Cơ sở quản lý người nghiện không có nơi cư trú ổn định trong thời gian chờ lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào Cơ sở cai nghiện bắt buộc là Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội  tỉnh Kon Tum trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tinh Kon Tum.
Ba là: Thành lập các Tổ Tư vấn thẩm định hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc. Tổ Tư vấn thẩm định hồ sơ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập gồm: Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội làm tổ trưởng; Trưởng phòng Tư pháp, Trưởng phòng Y tế và Trưởng Công an cấp huyện làm thành viên. Tổ tư vấn thẩm định hồ sơ làm việc theo chế độ tập thể, xem xét và biểu quyết từng trường hợp cụ thể, kết luận đề nghị theo đa số. Trường hợp số phiếu biểu quyết bằng nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về ý kiến của Tổ trưởng tổ thẩm định hồ sơ.
Bốn là: Hoàn thiện Quy trình phối hợp lập và thẩm định hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc trong thời gian nhanh nhất khi nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý theo qui định.
Năm là: Phát huy vai trò của các cơ quan chức năng:
- Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội:Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác cai nghiện ma túy, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch hàng năm, 05 năm, dài hạn về công tác cai nghiện ma túy. Trực tiếp phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai trong việc đưa người nghiện ma túy vào cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Gia Lai. Về lâu dài, tham mưu UBND tỉnh trình Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội, Văn Phòng Chính phủ, Đề án thành lập Trung tâm chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, rối nhiễu tâm trí tỉnh Kon Tum, để đảm bảo các điều kiện trong công tác quản lý cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh; Chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể, địa phương kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác cai nghiện ma túy tại cơ cở cai nghiện bắt buộc. Ban hành và hướng dẫn biểu mẫu về cai nghiện ma túy bắt buộc.
- Ngành Y tế: Hướng dẫn thủ tục xác định nghiện ma túy và tập huấn cho y sĩ, bác sĩ tại các xã, phường, thị trấn và các y, bác sĩ thuộc các Trung tâm thuộc Sở Y tế về điều trị nghiện ma túy. Hướng dẫn phác đồ điều trị nghiện ma túy tổng hợp; kiểm tra việc thực hiện các quy định chuyên môn trong hỗ trợ điều trị cắt cơn nghiện ma túy, phục hồi sức khỏe cho người cai nghiện ma túy; Chỉ đạo bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện tiếp nhận  người nghiện ma tuý không có nơi cư trú mắc các bệnh nặng hoặc người nghiện ma túy mắc bệnh tâm thần.
- Ngành Công an: Phối hợp với các ngành chức năng cùng cấp giúp Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp cai nghiện ma túy. Đồng thời, tổ chức đưa người đã có quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc vào cở sở cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Gia lai.Chỉ đạo Công an huyện hỗ trợ lực lượng bảo vệ an ninh trật tự, phối hợp với ngành Lao động – TB & XH và các ngành chức năng bảo đảm an toàn, xử lý các tình huống xấu xảy ra trong quá trình tổ chức, thực hiện cai nghiện ma túy.Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra, xử lý học viên tại Cơ sở, người nghiện ma tuý không có nơi cư trú ổn định đang được quản lý tại Trung tâm có hành vi vi phạm pháp luật.
- Viên kiểm sát, Tòa án:Đẩy nhanh tiến độ trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào Cơ sở cai nghiện bắt buộc; phối hợp với Tổ Tư vấn và các cơ quan có liên quan trong việc xử lý các trường hợp còn vướng mắc về hồ sơ, thủ tục xét xử đưa vào Cơ sở cai nghiện bắt buộc.
 - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các hội, đoàn thể:Trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình, đề nghị đẩy mạnh việc vận động người nghiện và thân nhân gia đình người nghiện ma tuý tự giác khai báo tình trạng nghiện và tự nguyện đăng ký hình thức cai nghiện.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Quyết định thành lập Tổ Tư vấn thẩm định hồ sơ và chỉ đạo phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an, phòng Y tế, Phòng Tư pháp cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp trong việc lập và thẩm định hồ sơ, thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào Cơ sở cai nghiện bắt buộc. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã hỗ trợ tạo điều kiện cho những người đã chấp hành xong biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại Cơ sở được học nghề, tạo việc làm, sớm hòa nhập cộng đồng và phòng, chống tái nghiện ma túy.
- Ủy ban nhân dân cấp xã: Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại Cơ sở; hướng dẫn gia đình có người nghiện và đoàn thể xã hội địa phương tham gia quản lý người nghiện trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc.Thành lập các câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động xã hội khác nhằm giúp người cai nghiện ma túy phục hồi sức khoẻ, nhân cách và sớm hòa nhập cộng đồng.Hỗ trợ, tạo điều kiện cho người đã chấp hành xong quyết định cai nghiện ma túy được học nghề, tìm việc làm, vay vốn sản xuất - kinh doanh và tiếp cận với các dịch vụ y tế, xã hội; tích cực phòng, chống tái nghiện ma túy.
  Bài viết: Trung Thuận.
Số lượt xem:6701

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
Trang thông tin điện tử Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội, Tầng 5, Tòa nhà A, Trung tâm Hành chính tỉnh Kon Tum, tổ 8 - phường Thống Nhất - TP Kon Tum - tỉnh Kon Tum.
Người chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội tỉnh Kon Tum..
Điện thoại: 0260.3862524; Fax: 0260.3862524; Email: soldtbxh-kontum@chinhphu.vn.

Chung nhan Tin Nhiem Mang


111407 Tổng số người truy cập: 2381 Số người online:
TNC Phát triển: