Cần nâng cao chất lượng lao động trong hoạt động tìm kiếm việc làm thông qua công tác XKLĐ.
26-12-2017
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Trong những năm qua, công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) được triển khai trên địa bàn tỉnh đã góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế hiệu quả của công tác XKLĐ vẫn còn chưa cao, số lượng lao động tham gia xuất khẩu còn hạn chế. Do đó, việc giải quyết những tồn tại, nâng cao chất lượng XKLĐ là rất cần thiết.</span></span></div>
Cần nâng cao chất lượng lao động   trong hoạt động tìm kiếm việc làm  thông qua  công tác XKLĐ.
CT
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">&#160;Công tác giải quyết việc làm thông qua công tác XKLĐ đã thu hút được sự quan tâm của người lao động, nhất là lao động người dân tộc thiểu số chưa có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định. Mục tiêu tìm kiếm việc làm được người lao động hướng đến là tham gia XKLĐ. Bên cạnh việc có việc làm, tích lũy được kinh nghiệm, nguồn vốn thông qua XKLĐ để lập nghiệp sau khi hết hạn hợp động trở về địa phương, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng. Người lao động còn được tiếp cận với tác phong lao động công nghiệp, nếp sống văn hóa, phong tục tập quán, ý thức kỷ luật lao động tại các nước sở tại. Nếu như các năm số lượng lao động tham gia XKLĐ chỉ có khoảng 30-40 lao động/năm, thì trong năm 2017 đã có 250 lao động tham gia XKLĐ. Mặc dù số lượng chưa nhiều so với lực lượng lao động của tỉnh, nhưng cũng cho thấy người lao động đã xác định được thị trường lao động để tìm kiếm&#160; việc làm. Tại các thị trường lao động kỹ thuật có mức thu nhập ổn định như Hàn Quốc, Nhật Bản, người lao động đã chủ động tìm kiếm, lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực của mình để đăng ký học tập, bồi dưỡng trước khi có nhu cầu tham gia XKLĐ.&#160;</span></span></p> <div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Tuy nhiên, một trong những lo ngại đối với lực lượng lao động của tỉnh hiện nay là chất lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu vị trí việc làm của các công ty ngoài nước, chỉ tập trung chủ yếu ở thị trường lao động phổ thông. Qua 02 đợt kiểm tra kiến thức tiếng Hàn Quốc do Trung tâm Lao động ngoài nước tổ chức trong tháng 8 vừa qua có tỉnh Kon Tum có 13/73 lao động đạt kết quả trúng tuyển. Năm 2016 chỉ có 03/49 lao động đạt kết quả. Số lao động tham gia làm việc tại thị trường lao động phổ thông (giúp việc gia đình) còn gặp những hạn chế như chưa thông thạo phong tục tập quán, môi trường sinh hoạt, làm việc và đặc biệt là có sự chênh lệch về ngoại ngữ, chấp hành kỷ luật lao động gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công việc. Có những lao động đã phải thanh lý hợp đồng trước thời hạn về nước vì năng lực của bản thân không đáp ứng được yêu cầu công việc của chủ sử dụng lao động. Đối với lao động ở vùng sâu, vùng xa kinh tế khó khăn, lao động muốn tham gia xuất khẩu để giảm nghèo thì trình độ học vấn, khả năng tay nghề chuyên môn, ngoại ngữ lại rất hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu. Người lao động vẫn chưa xác định và biết tự bổ sung cho mình kiến thức ngoại ngữ, những kỹ năng cần thiết để hòa nhập với thị trường lao động ngoài nước. </span></span></div> <p style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><img width="381" height="267" src="/Portals/0/Anh tin/Tu van XKLD 2017.jpg" v:shapes="_x0000_i1025" alt="" /></span></span></p> <p style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><i>Tư vấn ngành nghề cho người lao động trước khi tham gia XKLĐ</i></span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Chất lượng lao động là một yếu tố then chốt góp phần vào sự phát triển bền vững của công tác XKLĐ. Thời gian gần đây còn một số công ty, doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng và trách nhiệm trong công bồi dưỡng thêm kiến thức ngoại ngữ, kỹ năng, phong tục tập quán cho người lao động trước khi xuất cảnh; chưa cung cấp đầy đủ thông tin, hướng dẫn người lao động nắm vững và hiểu rõ các cam kết, trách nhiệm và quyền lợi pháp lý của mình theo Hợp đồng lao động đã ký kết. Với đặc thù là tỉnh miền núi có nguồn lao động dồi dào. Do đó để bắt nhịp được thị trường lao động kỹ thuật, có mức lương cao ổn định, người lao động, nhất là người lao động dân tộc thiểu số cần chú trọng đến việc trang bị cho mình những đủ kiến thức cần thiết về pháp luật, phong tục tập quán của nước sở tại để có thể tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi đi làm việc ở nước ngoài.</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Trong hai năm trở lại đây, lao động trình độ cao của Việt Nam, đặc biệt là lao động trong ngành điều dưỡng, hộ lý, có nhiều cơ hội đi làm việc ở nước ngoài. Đáng chú ý, cánh cửa xuất khẩu nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ rộng mở hơn với lao động Việt Nam. Điển hình là thị trường&#160;</span></span><a href="http://www.xuatkhaulaodongdongthap.com/thong-tin-tuyen/nhat-ban.html"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Nhật Bản</span></span></a><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">, nếu như trước đây, thực tập sinh Việt Nam được Nhật Bản tiếp nhận chủ yếu trong các ngành cơ khí, điện tử, dệt may, thời gian gần đây, Nhật Bản tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam trong hầu hết các ngành nghề từ xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, chế biến thực phẩm; trong đó, nhu cầu với các ngành xây dựng, nông nghiệp, chế biến thực phẩm tăng mạnh.&#160;Các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao của thị trường Nhật Bản dự kiến là xây dựng, cơ khí chế tạo, nông nghiệp, chế biến thực phẩm. Ngoài thực tập sinh, Nhật Bản còn có nhu cầu tiếp nhận lao động có trình độ cao như kỹ sư thiết kế, kỹ sư cơ khí, điều dưỡng, hộ lý. Đây cũng là những cơ hội để lao động Việt Nam có thể sang làm việc và học tập tại Nhật Bản. Việt Nam đang hướng tới việc xây dựng thương hiệu cho lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động, giữ được vị thế của lao động Việt Nam trong mắt các nhà tuyển dụng. Do đó người lao động trước khi đi xuất khẩu cần được trang bị kiến thức cơ bản về đất nước, con người nước sở tại cũng như phong tục, tập quán, đặc biệt là kỷ luật lao động. </span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Xác định XKLĐ là một trong những giải pháp hiệu quả trong giải quyết việc làm và giảm nghèo; Đồng thời, đây cũng là điều kiện tốt để thị trường lao động trên địa bàn tỉnh có cơ hội hội nhập với thị trường lao động quốc tế, từng bước nâng cao trình độ và xây dựng tác phong làm việc khoa học cho người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường lao động. Trong năm 2018, Sở Lao động - TB&amp;XH tiếp tục phối hợp với các Trung tâm đào tạo có năng lực và uy tín tổ chức các khóa đào tạo tiếng Hàn Quốc, Nhật Bản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động đăng ký học tập, bồi dưỡng thêm kiến thức ngoại ngữ. Để nâng cao chất lượng và tạo bước phát triển bền vững trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó chú trọng tăng lao động qua đào tạo nghề. Ngày 16/01/2017 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND về Đề án giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020, đây là cơ sở thực tiễn tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, các huyện được hưởng cơ chế chính sách như huyện nghèo được hỗ trợ các khoản kinh phí liên quan cho người lao động khi có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Sở Lao động - TB&amp;XH tiếp tục tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan có liên quan và các cấp chính quyền địa phương thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tư vấn, tuyển dụng lao động của các công ty XKLĐ tại tỉnh để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các đơn vị, doanh nghiệp vi phạm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động.</span></span></p> <p style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><b><i>&#160; &#160; &#160; &#160; &#160; &#160; &#160; &#160; &#160; &#160; &#160; &#160; &#160; &#160; &#160; &#160; &#160; &#160; &#160; &#160; &#160; &#160; &#160; &#160; &#160; &#160; &#160; &#160; &#160; &#160;&#160;&#160;&#160;&#160;&#160;&#160;&#160;&#160;Bài viết: Việt Hoàn.</i></b></span></span></p>
  
Số lượt xem:2778