Phát động tháng an toàn - vệ sinh lao động lần thứ nhất năm 2018.
8-5-2018
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Được sự thống nhất của UBND tỉnh, sáng ngày 08/5/2018 tại Quảng trường 16/3, Sở Lao động - TB&amp;XH phối hợp với UBND thành phố Kon Tum tổ chức Tháng hành động về An toàn -Vệ sinh lao động lần thứ 2 năm 2018.</span></span></p>
Phát động tháng an toàn - vệ sinh lao động  lần thứ nhất năm 2018.
CT
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Tham gia lễ phát động có đồng chí Trần Thị Nga, Tỉnh ủy viên, phó chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, công ty trong và ngoài tỉnh cùng đông đảo người lao động và quần chúng nhân dân đóng chân trên địa bàn. </span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Theo kết quả kiểm tra, đánh giá về công tác an toàn- vệ sinh lao động năm 2017, toàn tỉnh đã xảy ra 11 vụ tai nạn lao động làm 15 người bị nạn, (trong đó: Số vụ TNLĐ chết người: 09 vụ; Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 01 vụ; Số vụ TNLĐ nặng : 01 vụ do công ty thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở; Số người chết: 09 người; Số người bị thương nặng: 06 người; Nạn nhân là lao động nữ: 01 người). Năm 2016, toàn tỉnh đã xảy ra 03 vụ TNLĐ làm 03 người bị nạn (01 chết; 02 bị thương nặng). Đã tiếp nhận 25 hồ sơ doanh nghiệp đăng ký thỏa ước lao động tập thể và thẩm định 15 hồ sơ doanh nghiệp đăng ký nội quy lao động; 04 đơn vị khai báo 140 thiết bị, máy, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo hướng dẫn của Bộ Lao động - TB&amp;XH, các đơn vị tự đăng ký sau đó khai báo với Sở Lao động - TB&amp;XH.</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Nguyên nhân dẫn đến số vụ tai nạn lao động tăng phải nói đến việc chấp hành những quy định về an toàn, vệ sinh lao động tại các đơn vị chưa nghiêm túc. Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa chuyên môn và công đoàn, trình độ năng lực của cán bộ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động yếu, chưa đem lại hiệu quả cao; Người lao động còn hạn chế hiểu biết về pháp luật lao động, trình độ tay nghề thấp, xem nhẹ sức khỏe và tính mạng của mình. Công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp có liên quan có lúc chưa được chặt chẽ, đồng bộ; công tác kiểm tra, thanh tra chưa được quan tâm đúng mức; xử lý vi phạm chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe. Nổi bật là hành vi vi phạm sử dụng nội quy lao động đã hết hiệu lực, không huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, không phân loại lao động theo danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện các chế độ theo quy định, không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng, các vụ tai nạn lao động chưa tự giác khai báo kịp thời vì sợ bị phạt ảnh hưởng đến nhịp độ sản xuất kinh doanh và uy tín của đơn vị, doanh nghiệp. Việc kiểm tra các quy định về an toàn -vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ thực hiện chưa thường xuyên và có các chế tài chưa đủ mạnh để xử lý các đơn vị, doanh nghiệp vi phạm…. </span></span></p> <p style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><img width="500" height="375" src="/Portals/0/Anh tin/Le PDTANVSLD 2018.jpg" v:shapes="_x0000_i1025" alt="" /></span></span></p> <p style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Toàn cảnh buổi Lễ phát động tháng An toàn - VSLĐ năm 2018.</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">&#160;Trước thực trạng trên, phát động Tháng An toàn - vệ sinh lao động lần thứ 2 năm 2018 với chủ đề “<b><i>Chủ động phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”</i></b>,đồng chí Trần Thị Nga, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo của tỉnh nhấn mạnh: </span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Để thực hiện tốt Kế hoạch của Trung ương, của tỉnh đề ra trong Tháng an toàn, vệ sinh lao động các sở, ban, ngành, đoàn thể đơn vị cần thực hiện tốt hơn nữa công tác phối hợp nhằm nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, thực thi có hiệu quả Luật An toàn vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng về các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm có hại tại nơi làm việc nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, người lao động. Thúc đẩy các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh triển khai các chương trình hành động cụ thể để phòng ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc, góp phần hạn chế thấp nhất tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh; cải thiện điều kiện, môi trường làm việc, chăm sóc sức khỏe người lao động; chủ động phòng ngừa, giảm ô nhiễm môi trường lao động, hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Mỗi đơn vị cần xây dựng chương trình hành động cụ thể về An toàn - vệ sinh lao động. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức, thực hiện ở các đơn vị, cơ sở trực thuộc nhằm hạn chế và giảm thiểu số vụ tai nạn và những nguy cơ mất an toàn xảy ra. Đồng chí mong rằng việc thực hiện nghiêm túc các quy định về An toàn, vệ sinh lao động sẽ hạnh phúc với tất cả người lao động, góp phần tạo thành công cho doanh nghiệp và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.</span></span></p> <p style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> &#160; Tin ảnh: <b><i>Việt Hoàn</i></b></span></span></p>
  
Số lượt xem:2390