Kiểm tra, đánh giá huyện nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum
22-11-2019
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Từ ngày 20/11 đến ngày 22/11/2019 Đoàn kiểm tra Trung ương do ông Ngô Trường Thi, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, Bộ Lao động-Thương binh và xã hội làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, đánh giá huyện nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Cùng tham gia đoàn có đại diện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối Chương trình 135, Uỷ Ban Dân tộc.</span></span></p>
Kiểm tra, đánh giá huyện nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum
CT
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Tại tỉnh Kon Tum, Đoàn công tác đã làm việc với Uỷ ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông, huyện Kon Plông, kiểm tra thực tế tại một số mô hình giảm nghèo, hộ dân và các công trình từ nguồn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Sáng ngày 22/11/2019, tại trụ sở Uỷ ban nhân tỉnh Kon Tum, đồng chí Lê Ngọc Tuấn, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh và đại diện các sở, ban, ngành có liên quan làm việc với đoàn công tác.</span></span></p> <p style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><img src="/Portals/0/Anh tin/Kiem tra NQ 30 a 2019.jpg" width="500" height="305" alt="" /></span></span></p> <p style="text-align: center;">Đoàn công tác làm việc với Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum</p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (sau đây viết tắt là Nghị Quyết số 30a); Quyết định số 275/QĐ-TTg, ngày 07 tháng 03 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2020 và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, trong thời gian qua tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các huyện nghèo xây dựng chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện trình thẩm định, phê duyệt theo quy định và ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung chương trình đề ra. <br /> Ngoài các chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo chung và các dự án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù của Trung ương hỗ trợ theo Nghị quyết số 30a, tỉnh Kon Tum còn bổ sung cơ chế, các chính sách giảm nghèo đặc thù do ngân sách địa phương hỗ trợ, như: chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng cho 20 xã trọng điểm đặc biệt khó khăn; chính sách cấp bù lãi suất 0,3%/tháng cho hộ nghèo dân tộc thiểu số ở 20 xã trọng điểm đặc biệt khó khăn; chính sách hỗ trợ phát triển cao su tiểu điền; chính sách động viên, khuyến khích hộ thoát nghèo bền vững .<br /> Qua kiểm tra thực tế và nghiên cứu báo cáo, đoàn công tác đã đánh giá: chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững theo Nghị quyết 30a là chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện của các huyện nghèo, xã nghèo. Việc thực hiện chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ nhanh và giảm nghèo bền vững đối với 62 huyện nghèo đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu được tăng cường đã tạo đà cho phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng đời sống người dân. Bên cạnh những thuận lợi, những ưu điểm đã đạt được, tỉnh Kon Tum còn gặp phải một số khó khăn khi triển khai Nghị quyết số 30a như: Điều kiện khí hậu trên địa bàn tỉnh Kon Tum rất khắc nghiệt, mùa mưa kéo dài, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, do đó đã ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi; giao thông đi lại khó khăn, nguồn thu trên địa bàn thấp không đáp ứng nhu cầu tái đầu tư cơ sở hạ tầng; trình độ dân cư không đồng đều, lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng hầu hết chưa qua đào tạo, trình độ thấp. Các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư sản xuất, chế biến, kinh doanh nhằm tạo việc làm cho nhân dân cũng như tổ chức nghiên cứu, tuyển chọn chuyển giao giống cây, con phù hợp để nhân dân sản xuất. Một số cơ chế chính sách và hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương chưa kịp thời; kinh phí từ nguồn ngân sách Trung ương phân bổ chậm, ảnh hưởng đến kế hoạch chung của địa phương.<br /> Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Lê Ngọc Tuấn, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh đã cảm ơn sự đánh giá rất cụ thể của đoàn công tác và sự hỗ trợ của các Bộ, ban, ngành Trung ương đối với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Trong thời gian tới, đồng chí mong tiếp tục được sự hỗ trợ từ Trung ương đối với tỉnh Kon Tum và đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu tăng định mức bố trí vốn hàng năm để thực hiện Nghị quyết số 30a nhằm đảm bảo cho các huyện nghèo đạt được các mục tiêu theo đề án đã được phê duyệt, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản; tiếp tục quan tâm, hỗ trợ cho các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a để hoàn thành các tiêu chí theo Quyết định số 2115/QĐ-TTg, ngày 7 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ. </span></span></p> <p style="text-align: justify;"><strong><em><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Tin v</span></span><font face="Arial" size="2">à&#160;ảnh:&#160;</font><span style="font-family: Arial; font-size: small;">Nguyễn Hương</span></em></strong></p>
  
Số lượt xem:4735