Giải pháp hạn chế tình trạng người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp sai quy định.
2-12-2020
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Với mục tiêu hỗ trợ người lao động thất nghiệp sớm ổn định cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi để quay lại thị trường lao động. Bảo hiểm thất nghiệp được coi như “phao cứu sinh” cho người lao động khi gặp khó khăn về việc làm. Tuy nhiên, nhiều người lao động và người sử dụng lao động chưa hiểu rõ và không thực sự quan tâm đến ý nghĩa cốt lõi của BHTN nên hiệu quả của chính sách này chưa đạt được như kỳ vọng.</span></span></p>
Giải pháp hạn chế tình trạng người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp sai quy định.
CT
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Song hành với việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là loại hình bảo hiểm ngắn hạn nhằm bù đắp cho người lao động bị mất việc làm, giúp họ ổn định cuộc sống và nhanh chóng quay lại thị trường lao động tìm được việc làm mới. Nhìn lại chặng đường thời gian qua, việc thực hiện chính sách BHTN ở tỉnh đã chứng tỏ tính ưu việt trong việc trợ giúp người lao động vượt qua khó khăn trong cuộc sống, được tư vấn, giới thiệu việc làm, được hỗ trợ học nghề, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Tính từ năm 2015 đến nay, số người nộp hồ sơ hưởng BHTN là 6.223 người, số người có quyết định hưởng BHTN là 6.129 người, số người tìm kiếm được việc làm mới là 506 người….<br /> Với phương châm 3 đúng “Đúng đối tượng, đúng chế độ và đúng thời hạn”, Trung tâm dịch vụ việc làm đang thực hiện khá hiệu quả chính sách BHTN cho người lao động. Cùng với việc xác lập hồ sơ, Trung tâm đã tích cực triển khai hoạt động tư vấn về việc làm, học nghề với nhiều hình thức phong phú, cải tiến quy trình, nâng cao chất lượng tư vấn ngay từ khi người lao động đến nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, chú trọng cung cấp thông tin thị trường lao động, thông báo vị trí việc làm trống để hỗ trợ cho người thất nghiệp tìm việc làm, tổ chức có hiệu quả hoạt động sàn giao dịch việc làm nhằm giúp người lao động thất nghiệp tham gia lựa chọn việc làm phù hợp với năng lực và tay nghề đã qua đào tạo. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các văn bản liên quan đến chính sách pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp; đặc biệt, là tập trung tuyên truyền về quyền lợi, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động; các hành vi và chế tài xử phạt theo đúng quy định để nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động trong thực hiện chính sách BHTN. Thực hiện tốt quy trình phối hợp giải quyết chế độ BHTN giữa Trung tâm Dịch vụ việc làm và các đơn vị có liên quan. Thường xuyên kết nối, làm tốt công tác rà soát, đẩy mạnh việc chia sẻ dữ liệu về BHTN phục vụ cho công tác thu hồi tiền sai phạm hưởng BHTN. <br /> Tuy nhiên, cùng với sự nỗ lực và kết quả đã đạt được, việc thực hiện chính sách BHTN cho người lao động vẫn còn khó khăn vướng mắc đó là: Người lao động và người sử dụng lao động chưa nhận thức rõ về quyền và trách nhiệm của mình trong thực hiện chính sách BHTN. Đáng lo nhất là tình trạng nhiều người lao động khi thất nghiệp chỉ quan tâm đến việc nhận được bao nhiêu tiền trợ cấp mà không quan tâm đến các chế độ khác cũng như quyền lợi và trách nhiệm của mình trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. Không ít trường hợp, không biết hoặc biết nhưng cố tình vi phạm không thực hiện việc thông báo với Trung tâm Dịch vụ việc làm khi người lao động đã tìm được việc làm mới. Người lao động vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng lại tham gia làm việc và đóng bảo hiểm xã hội ở các tỉnh khác, khi phát hiện thì người lao động đã hưởng trợ cấp thất nghiệp hết thời gian quy định. Qua kết quả kiểm tra rà soát việc thực hiện chính sách BHTN cho người lao động ở tỉnh thời gian qua có 227 người hưởng BHTN sai quy định với kinh phí phải thu hồi là 946.734.851 đồng, trong đó đã thu hồi 215 người nộp lại ngân sách 874.043.831 đồng, số lao động còn lại đơn vị Dịch vụ việc làm đang tiếp tục phối hợp với người lao động và chính quyền các địa phương để có giải pháp thu hồi.</span></span></p> <p style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> <img src="/Portals/0/Anh tin/BHTN 2020.jpg" width="473" height="262" alt="" /><br /> Ảnh minh hóa: Tư vấn chính sách BHTN và việc làm cho người lao động </span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Nghị định số 28/2015/NĐ-CP, ngày 12/3/2015 của Chính phủ về chính sách BHTN quy định trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hàng tháng người lao động có trách nhiệm đến Trung tâm Dịch vụ việc làm thông báo về tình trạng việc làm, khi người lao động có việc làm mới thì thực hiện chốt sổ, tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, bảo lưu thời gian làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng. Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp sai quy định mà chưa có các biện pháp khắc phục. Hiện nay, việc nhập cơ sở dữ liệu và phát hiện người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp sai quy định chỉ biết được khi có thông báo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp, đơn vị quản lý nhà nước và ngành bảo hiểm xã hội chưa có hệ thống phần mềm liên thông trong việc thực hiện nhập, khai thác cơ sở dữ liệu về BHXH và BHTN nhất là người lao động vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp và tham gia bảo hiểm xã hội ở các tỉnh khác.<br /> Để chính sách BHTN phát huy hiệu quả hơn nữa, giảm thiểu và tiến đến không còn tình trạng người lao động hưởng chính sách BHTN không đúng theo quy định trong khi chưa có hệ thống phần mềm liên thông về quản lý, theo dõi quá trình tham gia bảo hiểm xã hội giữa cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị thực hiện chính sách BHTN và ngành bảo hiểm xã hội rất cần sự chung tay góp sức từ nhiều phía; trong đó cơ quan chức năng cần đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú và phù hợp để nâng cao nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan, ban ngành trong thực hiện chính sách bảo hiểm với người lao động. Ngoài ra, phải nâng cao năng lực của cán bộ thực hiện BHTN, đặc biệt là kỹ năng tư vấn, giới thiệu việc làm, kỹ năng đào tạo nghề và các kỹ năng mềm đối với người lao động. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHTN; thực hiện giao dịch điện tử trong tham gia và giải quyết hưởng BHTN; chia sẻ dữ liệu thu-chi và giải quyết các chế độ BHTN… Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện đăng ký, đóng BHTN đúng thời gian, tránh tình trạng nợ BHTN kéo dài.</span></span></p> <p style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><strong><em>Bài viết: Việt Hoàn</em></strong></span></span></p>
  
Số lượt xem:6866