<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Tại điểm cầu Trung ương có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, các đồng chí lãnh đạo Bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ, cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan…<br />
Chủ trì Điểm cầu Hội nghị tại tỉnh Kon Tum có Đồng chí Y Ngọc, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Đồng chí A Kang, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Tham dự Hội nghị có các đồng chí lãnh đạo Sở, lãnh đạo các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố; đại diện lãnh đạo các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Nội vụ; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bảo hiểm xã hội; Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.<br />
Hội nghị đã trình bày Phóng sự thể hiện nhiều kết quả nội bật của Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội trong năm 2022. Theo Báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2022 hoàn thành các chỉ tiêu Quốc hội, chính phủ giao, gồm: Có 03/03 chỉ tiêu Quốc hội giao tại Nghị quyết số 32/2021/QH15 đạt mục tiêu đề ra: (i) Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị là 2,79%; (ii) Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 67% và (iii) Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm khoảng 1,2%; Có 03/03 chỉ tiêu Chính phủ giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP đạt và vượt mục tiêu đề ra: Đưa trên 142 nghìn người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 158% kế hoạch; Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia BHXH đạt khoảng 38%, tham gia BHTN đạt khoảng 31,1%. Ngoài ra, Bộ cũng hoàn thành tốt nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ khác như: thực hiện các chính sách theo Nghị quyết 68 của Chính phủ trên 45 nghìn tỷ đồng, Nghị quyết số 03 và Nghị quyết số 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là hơn 41 nghìn tỷ đồng; hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định số 08 của Thủ tướng Chính phủ trên 3,7 nghìn tỷ đồng; Thị trường lao động chứng kiến đà phục hồi nhanh, mạnh mẽ, thu nhập bình quân của người lao động liên tục tăng; tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt khoảng 38%; Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách trợ cấp thường xuyên cho gần 1,2 triệu người có công với cách mạng; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm khoảng 1,2%; có 57% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em; tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên tổng dân số trẻ em giảm còn 6,8%...<br />
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, trong năm 2022 vẫn còn những khó khăn, tồn tại, hạn chế như: Thị trường lao động Việt Nam vẫn là một thị trường dư thừa lao động, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên vẫn còn khá cao; công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo của một số cơ sở GDNN gặp nhiều khó khăn; triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021-2025 ở một số địa phương còn chậm; vẫn còn xảy ra những vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, gây bức xúc trong dư luận xã hội; còn nhiều trẻ em bị tai nạn, thương tích, nhất là đuối nước…<br />
Bộ cũng đã đề ra một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp để triển khai thực hiện trong năm 2023, đó là:<br />
(1) Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật về lao động, người có công và xã hội đảm bảo hiệu quả, hiệu lực, góp phần hoàn thiện thể chế chung, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.<br />
(2) Triển khai thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP, ngày 10/01/2023 của Chính phủ về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội. <br />
(3) Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tiền lương; xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam. Mở rộng độ bao phủ và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. <br />
(4) Phát triển giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng nhân lực có kỹ năng nghề, nhất là nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động; nâng xếp hạng chỉ số Chất lượng đào tạo nghề (B6) lên ít nhất 05 bậc. <br />
(5) Thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Mở rộng chi trả trợ cấp người có công thông qua tổ chức dịch vụ bưu chính công ích. <br />
(6) Tiếp tục hoàn thiện, phát triển hệ thống an sinh xã hội bao trùm, toàn diện, đa dạng và nâng cao khả năng tiếp cận của các nhóm đối tượng, nhất là đối tượng yếu thế và người dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt chương trình, đề án, chính sách trợ giúp xã hội, giảm nghèo, bảo đảm các đối tượng yếu thế được trợ giúp ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập cộng đồng. <br />
(8) Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030; Chương trình phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025, Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030, Chương trình “Tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021-2030”.<br />
(9) Hoàn thiện và thực hiện hiệu quả chính sách, pháp luật, chương trình, đề án về cai nghiện ma túy, phòng, chống mại dâm, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.<br />
(10) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tạo sự đồng bộ, liên thông cơ sở dữ liệu giữa các đơn vị, kết nối, liên thông với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia nhằm đáp ứng tốt hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ về lao động, người có công và xã hội.<br />
(11) Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và bối cảnh quốc tế mới. <br />
(12) Tăng cường năng lực, chủ động phân tích, dự báo, theo dõi sát diễn biến tình hình lao động, việc làm, các vấn đề an sinh xã hội.</span></span></p>
<p style="text-align: center;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Một số hình ảnh tại Điểm cầu tỉnh Kon Tum</span></span></strong></p>
<p style="text-align: center;"><img src="/Portals/0/Anh tin/HNTKNVBo2023-1.jpg" width="510" height="287" alt="" /></p>
<p style="text-align: center;"><img src="/Portals/0/Anh tin/HNTKNVBo2023-2.jpg" width="510" height="287" alt="" /></p>
<p style="text-align: center;"><img src="/Portals/0/Anh tin/HNTKNVBo2023-3.jpg" width="510" height="288" alt="" /></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><strong><em><span style="font-family: Arial;">Tin và ảnh: Lê Thương</span></em></strong></span></p> |