Mô hình, kinh nghiệm: Cách làm hiệu quả, thiết thực, chăm lo đến người nghèo không có khả năng thoát nghèo trên địa bàn huyện Ngọc Hồi
27-8-2024
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và cụ thể hóa Nghị quyết số 11-NQ/HU, ngày 27-6-2024 của Ban Thường vụ Huyện ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo trên địa bàn huyện Ngọc Hồi; Ủy ban nhân dân huyện Ngọc Hồi đã ban hành Kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội đối với công tác giúp đỡ hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo; Huy động, tập trung các nguồn lực thực hiện trợ giúp hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo từng bước ổn định cuộc sống; góp phần thực hiện thắng lợi Phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, cổ vũ hộ nghèo chủ động vươn lên thoát nghèo bền vững.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và cụ thể hóa Nghị quyết số 11-NQ/HU, ngày 27-6-2024 của Ban Thường vụ Huyện ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo trên địa bàn huyện Ngọc Hồi; Ủy ban nhân dân huyện Ngọc Hồi đã ban hành Kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội đối với công tác giúp đỡ hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo; Huy động, tập trung các nguồn lực thực hiện trợ giúp hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo từng bước ổn định cuộc sống; góp phần thực hiện thắng lợi Phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, cổ vũ hộ nghèo chủ động vươn lên thoát nghèo bền vững.

Theo kết quả rà soát toàn huyện có 149 hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo. Nguyên nhân chủ yếu là: Hộ nghèo người cao tuổi, sức khỏe yếu, không có khả năng lao động hoặc có khả năng lao động nhưng năng suất hiệu quả không cao; một số ít hộ con cháu chưa có việc làm ổn định để tăng nguồn thu nhập hoặc có thành viên trong gia đình bị khuyết tật không có khả năng lao động hoặc bị bệnh hiểm nghèo. Cụ thể: do ốm đau, bệnh tật, thuộc đối tượng bảo trợ xã hội: 87/149 hộ, chiếm 58,4%; do già yếu, khuyết tật, bệnh hiểm nghèo: 62/149 hộ, chiếm 41,6%.

Để giải quyết bài toán này, huyên đã đề ra mục tiêu phấn đấu tất cả hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo đều nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và các cá nhân. Phấn đấu đến cuối năm 2025, các hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo có người trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động có việc làm ổn định; mỗi Tổ công tác của Huyện nhận hỗ trợ, giúp đỡ ít nhất 01 hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo tại địa phương phụ trách.

Để đạt được mục tiêu trên, huyện đã đề ra 2 nhóm giải pháp, đó là Nhóm giải pháp hỗ trợ theo nguyên nhân nghèo, Nhóm giải pháp hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Trong đó tập trung: đối với các hộ còn thành viên có khả năng lao động nhưng công việc chưa ổn định sẽ tập trung hỗ trợ cây trồng, vật nuôi từ các dự án của Chương trình MTQG đang triển khai do UBND xã làm chủ dự án; phân công công chức Lao động – Thương binh và Xã hội hỗ trợ kết nối việc làm, vay vốn giải quyết việc làm; ưu tiên hỗ trợ nhóm đối tượng này tham gia học nghề, giáo dục định hướng, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc thông qua hình thức tư vấn, hỗ trợ trực tiếp đi làm việc tại các công ty trong và ngoài tỉnh để có thu nhập cải thiện đời sống, giúp thoát nghèo bền vững.

Đối với hộ sống một mình, còn người thân, tập trung vận động người thân đưa về nhà chăm sóc, nếu con cái có điều kiện kinh tế khó khăn thì phân công thêm các đoàn thể nhận chăm sóc, giúp đỡ. Đối với người cao tuổi neo đơn, không thể sống tại cộng đồng, tập trung vận động đưa vào các cơ sở trợ giúp xã hội.

Đối với người cao tuổi neo đơn không còn người thân chăm sóc; người bị bệnh tật, ốm đau nặng, vận động các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nhận đỡ đầu. Huy động các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, phân công giúp đỡ trong sinh hoạt và hỗ trợ về đời sống.
Đối với các hộ chăm sóc nhiều người khuyết tật, không đủ khả năng, sức khoẻ tiếp tục chăm sóc: Các xã làm hồ sơ đề nghị xem xét tiếp nhận người khuyết tật vào các cơ sở trợ giúp xã hội.

Đối với hộ có con nhỏ đang đi học: Phân công các chi bộ trực thuộc, đảng viên, hội viên, đoàn viên phụ trách, nhận giúp đỡ, hỗ trợ đồ dùng học tập; vận động hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế khi hộ dân thoát nghèo.

Đối với người đã đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, địa phương hỗ trợ làm hồ sơ kịp thời để được hưởng chế độ theo quy định. Thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội.

Ngoài các giải pháp cụ thể nêu trên, huyện còn đề ra các giải pháp hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như:

Hỗ trợ về việc làm, giao Ủy ban nhân dân xã, thị trấn tổ chức rà soát nhu cầu ngành nghề của các thành viên hộ gia đình nghèo không có khả năng thoát nghèo, tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm và đào tạo ngành nghề phù hợp với từng đối tượng, từng địa phương.

Hỗ trợ về y tế, giao cơ quan y tế các cấp quan tâm hỗ trợ để các hộ nghèo được tiếp cận với các dịch vụ y tế; Hỗ trợ về giáo dục, giao ngành Giáo dục và Đào tạo và các ngành chức năng, UBND các xã, thị trấn tuyên truyền vận động, có cơ chế khuyến khích hỗ trợ hộ nghèo có thành viên trong độ tuổi đi học đến trường.

Hỗ trợ về nhà ở, giao UBND các xã, thị trấn, Ủy ban mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước giúp đỡ về nhà ở cho hộ nghèo hoặc từ Quỹ “Vì người nghèo”; ưu tiên hỗ trợ nhà ở đối với các hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo. Phấn đấu đến cuối năm 2030 hoàn thành mục tiêu 100% hộ nghèo đảm bảo chất lượng về nhà ở. Hỗ trợ về nước sinh hoạt và vệ sinh, giao các ngành chức năng và UBND các xã, thị trấn huy động tối đa nội lực, thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để đẩy mạnh cấp nước sinh hoạt (đào giếng, khoan giếng, lắp đường ống nước sinh hoạt…) và xây dựng các nhà vệ sinh (hố xí/nhà tiêu) dựa vào nhu cầu của hộ nghèo, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt và vệ sinh nông thôn, góp phần để 100% hộ nghèo được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, đảm bảo hoàn thành mục tiêu.

Hỗ trợ tiếp cận thông tin, tập trung thực hiện tốt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích, ưu tiên hỗ trợ phương tiện nghe, nhìn cho các hộ nghèo; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, dịch vụ truy cập Internet, truyền hình cáp, hệ thống phát thanh, truyền hình.

Với cách làm sáng tạo, cụ thể, thiết thực, hy vọng rằng công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Ngọc Hồi đạt được mục tiêu đề ra, người nghèo không có khả năng thoát nghèo sẽ có điều kiện tốt hơn trong cuộc sống.

 
                                                                                                                                                                             Tổng hợp: Nguyễn Trung Thuận
                                                                                                                                                                        
  
Số lượt xem:199