<table cellspacing="0px" cellpadding="0px" border="0">
<tbody>
<tr>
<td class="cls_NewsPublishedDate" colspan="2"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span></span></td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" style="text-align: justify;">
<table cellspacing="0" cellpadding="0" border="0" align="left" class="tblImageDetail" style="">
<tbody>
<tr>
<td valign="top" align="left"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><img alt="" src="http://www.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/042013/d.gif" id="dnn_ctr380_NewsDetail_imgImage" style="border-width: 0px;" /><br />
</span></span></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p class="cls_NewsSubject">          Tham dự Hội nghị tại đầu cầu Hà Nội có lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững.<span style="font-family: Arial;"> </span> </p>
<span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">
<div style="margin: 6pt 0cm; text-align: justify; line-height: 12pt; text-indent: 36pt;">Trong 2 năm 2011- 2012, trong bối cảnh kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, nhưng Chính phủ vẫn chỉ đạo ưu tiên cho lĩnh vực an sinh xã hội và giảm nghèo, đồng thời tiếp tục bố trí kinh phí để triển khai có hiệu quả các chính sách giảm nghèo và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số; ban hành một số chính sách an sinh xã hội để trợ giúp người nghèo khó khăn về đời sống như chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, chính sách trợ cấp khó khăn đột xuất cho các đối tượng thu nhập thấp…; Chính phủ cũng tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các chính sách và chương trình giảm nghèo và an sinh xã hội như chính sách trợ giúp người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, vay vốn tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề lao động nông thôn, các chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Chương trình 30a/2008/NQ-CP.</div>
</span></span> <span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">
<div style="margin: 6pt 0cm; text-align: justify; line-height: 12pt; text-indent: 36pt;">Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã nghiêm túc tổ chức triển khai, nghiên cứu rà soát, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách giảm nghèo; xây dựng các giải pháp cụ thể, bố trí và huy động đa dạng hóa nguồn lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho các địa bàn nghèo, đồng bào nghèo dân tộc thiểu số. Các chương trình và chính sách giảm nghèo đã huy động sức mạnh và sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội đã tạo nguồn lực to lớn cùng với nguồn lực của nhà nước thực hiện có kết quả nhiều chương trình và chính sách giảm nghèo. Nhiều địa phương đã có những cách làm tốt, có nhiều mô hình giảm nghèo hiệu quả như Lào Cai, Hà Giang, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bến Tre. Mô hình quân dân y kết hợp trong chăm sóc sức khỏe người dân. Mô hình kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng do các Đoàn Kinh tế Quốc phòng thực hiện giúp người nghèo có việc làm, thu nhập ổn định, thoát nghèo. Nhìn chung, người nghèo đã tiếp cận thuận tiện hơn các chính sách trợ giúp của nhà nước; cơ sở hạ tầng nông thôn được tăng cường trên cơ sở triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo của cả nước và các huyện, xã nghèo giảm nhanh; đời sống của người nghèo được từng bước cải thiện; an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.</div>
</span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">
<div style="margin: 6pt 0cm; text-align: justify; line-height: 12pt; text-indent: 36pt;">Báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - cơ quan thường trực Ban chỉ đạo giảm nghèo Trung ương cho biết: Trong 2 năm 2011- 2012, thực hiện các chính sách giảm nghèo, ngân sách nhà nước đã bố trí <span style="letter-spacing: -0.4pt;">22.303 </span>tỷ đồng để hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, hỗ trợ người thuộc hộ cận nghèo, học sinh sinh viên; trong 02 năm đã có 29 triệu lượt người nghèo, dân tộc thiểu số được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; trên 10% người thuộc hộ cận nghèo tham gia mua thẻ bảo hiểm y tế được ngân sách hỗ trợ bằng 70% mệnh giá.</div>
</span></span>
<div style="margin: 6pt 0cm; text-align: justify; line-height: 12pt; text-indent: 36pt;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> Về chính sách hỗ trợ học sinh nghèo về giáo dục - đào tạo, trong 2 năm ngân sách nhà nước đã hỗ trợ 11.844 tỷ đồng để thực hiện các chính sách giảm nghèo như miễn giảm học phí cho con hộ nghèo, hộ chính sách, trợ cấp học bổng, hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em 5 tuổi (mỗi năm ngân sách trung ương bố trí khoảng 5.922tỷ đồng); trong 2 năm đã có trên 4 triệu lượt học sinh nghèo được miễn giảm học phí, hỗ trợ điều kiện học tập và trợ cấp tiền ăn, nhờ đó, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm, tỷ lệ huy động trẻ em đến trường theo độ tuổi tăng.</span></span></div>
<div style="margin: 6pt 0cm; text-align: justify; line-height: 12pt; text-indent: 36pt;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số: ngân sách nhà nước đã bố trí để thực hiện Quyết định 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ là 1.050 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2012, các địa phương đã hỗ trợ đất ở cho 71.713 hộ; hỗ trợ đất sản xuất cho 83.563 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 214.466 hộ; xây dựng<span style="letter-spacing: -0.2pt;"> 5.573 công trình nước tập trung ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn.</span> </span></span> </div>
<span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">
<div style="margin: 6pt 0cm; text-align: justify; line-height: 12pt; text-indent: 36pt;">Từ năm 2010 đến nay, đã có 1,087 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn, trong đó lao động thuộc hộ nghèo chiếm 10,7%, lao động thuộc hộ cận nghèo chiếm 5,2% và lao động người dân tộc thiểu số chiếm 20,5% năm; thông qua chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đã có 39.221 người thuộc hộ nghèo, sau học nghề có việc làm, thu nhập đã thoát nghèo (chiếm 33,7% số người thuộc hộ nghèo được học nghề).</div>
</span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">
<div style="margin: 6pt 0cm; text-align: justify; line-height: 12pt; text-indent: 36pt;">Sau 2 năm triển khai chương trình “Hỗ trợ, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi 2011-2015”, đã có 278 dự án được phê duyệt và đang triển khai. Nhiều dự án đã phát huy hiệu quả, giúp các địa phương phát triển các sản phẩm hàng hóa có lợi thế; hình thành các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở địa phương;</div>
</span></span> <span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">
<div style="margin: 6pt 0cm; text-align: justify; line-height: 12pt; text-indent: 36pt;">Trong 2 năm (2011-2012), đã bố trí từ ngân sách trên 52 tỷ đồng để triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; thông qua đó, các địa phương đã tư vấn pháp luật 89.612 vụ việc cho hơn 90.000 lượt người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số; phổ biến pháp luật cho 150.507 lượt người; Năm 2011-2012, ngân sách trung ương tiếp tục bố trí 2.741 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tính đến cuối năm 2012, đã có trên 500 ngàn hộ nghèo được hỗ trợ. Do chính sách hợp lý, huy động được các nguồn hỗ trợ nên quy mô, chất lượng nhà ở được bảo đảm, giúp hộ nghèo có cuộc sống ổn định hơn. Trong 2 năm (2011-2012), ngân sách nhà nước đã bố trí 1.838 tỷ đồng để hỗ trợ tiền điện cho trên 5 triệu lượt hộ nghèo, trong đó năm 2011 là 910 tỷ đồng, năm 2012 là 928 tỷ đồng. Về chính sách tín dụng ưu đãi, trong 2 năm đã có hơn 1 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất với mức vay bình quân 12 triệu động/lượt, tổng dư nợ cho vay hộ nghèo phát triển sản xuất đến 31/12/2012 là 37.447 tỷ đồng; có 1,9 triệu hộ gia đình được vay vốn tín dụng học sinh, sinh viên để cho 2,3 triệu con em đi học, với dư nợ 35.558 tỷ đồng.</div>
</span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">
<div style="margin: 6pt 0cm; text-align: justify; line-height: 12pt; text-indent: 36pt;">Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 2 năm (2011-2012), tổng vốn bố trí cho Chương trình giảm nghèo trong 2 năm (2011-2012) là 10.735,2 tỷ đồng, trong đó năm 2011 là 5.673 tỷ đồng, năm là 2012 là 5.062,2 tỷ đồng. Các địa phương đã đầu tư trên 1.000 công trình cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn bãi ngang ven biển, hải đảo; đầu tư trên 5.000 công trình hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc miền núi; trên 12.000 hộ nghèo tham gia mô hình giảm nghèo, ngày công lao động bình quân của hộ tăng khoảng 20%, tạo được việc làm cho 25% lao động nông thôn, thu nhập bình quân của hộ nghèo tăng khoảng 15%, thông qua thực hiện mô hình, có khoảng 20 - 30% hộ thoát nghèo; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn từ 2- 3% trở lên; mỗi năm có khoảng 32 ngàn cán bộ giảm nghèo các cấp được tham gia tập huấn về chuyên môn, kỹ năng để tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo đến đối tượng thụ hưởng. Trong 02 năm (2011-2012), ngân sách trung ương tiếp tục bố trí cho các huyện nghèo là 6.840 tỷ đồng, để thực hiện các chính sách đặc thù theo Nghị quyết 30a.</div>
</span></span>
<div style="margin: 6pt 0cm; text-align: justify; line-height: 12pt; text-indent: 36pt;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Các ý kiến thảo luận tại Hội nghị đã thẳng thắn nhận định công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở một số địa phương chưa cụ thể, sâu sát, chưa quan tâm thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế cho hộ nghèo. Việc bố trí vốn cho cơ sở hạ tầng thiếu tập trung, còn dàn trải, chưa đáp ứng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Vẫn còn một số người nghèo nhưng thiếu ý chí vươn lên thoát nghèo, trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của nhà nước, cộng đồng, thậm chí có tình trạng không muốn vươn lên để được giữ trong danh sách hộ nghèo. Các đại biểu cũng tập trung phân tích những vướng mắc, nguyên nhân của tồn tại trong quá trình triển khai ở cơ sở, giới thiệu những mô hình, cách làm tốt, sáng kiến hay. Trên cơ sở đó, các đại biểu sẽ rút ra bài học cho thời gian tới, đề ra phương hướng nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể cho giai đoạn tới. <br />
</span></span></div>
<span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">
<div style="margin: 6pt 0cm; text-align: justify; line-height: 12pt; text-indent: 36pt;">Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá cao sự nỗ lực của các địa phương trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo 2 năm qua. Phó Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, chính quyền các địa phương sâu sát hơn nữa trong việc triển khai chương trình giảm nghèo theo tinh thần Nghị quyết 80 của Chính phủ; <span style="background: none repeat scroll 0% 0% white; -moz-background-inline-policy: initial;">tiếp tục rà soát, đánh giá lại toàn bộ các chính sách giảm nghèo hiện hành, xác định chính sách đầu tư phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của từng vùng, miền, lồng ghép với các chương trình dự án kinh tế xã hội trên địa bàn để nâng cao hiệu quả giảm nghèo. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị, </span>Ban Chỉ đạo Trung ương các địa phương n<span style="background: none repeat scroll 0% 0% white; -moz-background-inline-policy: initial;">ghiên cứu để ban hành chính sách hỗ trợ mới theo hướng mở rộng thêm đối tượng là hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo để giải quyết hộ cận nghèo bền vững và hạn chế tái nghèo. Định hướng nghèo là ưu tiên cao nhất và sau đó đến hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo. Phó Thủ tướng lưu ý: Hỗ trợ nhưng phải đặc biệt quan tâm đến tạo công ăn việc làm, gắn với sản xuất, gắn với phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới.</span></div>
</span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">
<div style="margin: 6pt 0cm; text-align: justify; line-height: 12pt; text-indent: 36pt;"><span style="background: none repeat scroll 0% 0% white; -moz-background-inline-policy: initial;">Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương cần có giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn trên 5000 tỉ đồng được Quốc hội thông qua cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm nay, nhằm đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước xuống còn 7,6% vào cuối năm 2013 và dưới 5% vào cuối năm 2015 theo chuẩn nghèo hiện hành./. </span></div>
</span></span>
<div align="right" style="margin: 6pt 0cm; text-align: right; line-height: 12pt;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><i>Theo Báo điện tử Chính phủ</i></span></span></div>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span></span></p> |