<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="margin: 0px; padding: 0px;"><span style="margin: 0px; padding: 0px;"><span style="margin: 0px; padding: 0px; line-height: 14px;">Thực hiện kế hoạch xây dựng dự án Luật An toàn vệ sinh lao động, qua các cuộc hội thảo quốc gia, hội thảo khoa học góp ý quan điểm và nội dung chính của Luật ATVSLĐ cũng như từ thực tế khảo sát, học tập kinh nghiệm xây dựng Luật của các quốc gia tiên tiến (có nét tương đồng với Việt Nam), Tổ biên tập Luật ATVSLĐ đã xây dựng Đề cương Luật ATVSLĐ gồm 9 chương, 82 điều, trình xin ý kiến các thành viên Ban soạn thảo.</span></span></span><br />
<span style="margin: 0px; padding: 0px;"><span style="margin: 0px; padding: 0px;"><span style="margin: 0px; padding: 0px; line-height: 14px;">Góp ý cho Đề cương Luật ATVSLĐ, Phó Giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn An Lương – Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Vệ sinh Lao động Việt Nam cho rằng quan điểm chỉ đạo xây dựng luật cần phải nêu bật được ATVSLĐ là vấn đề nhân quyền, là trách nhiệm của toàn xã hội, nó gắn bó mật thiết với bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu. Do đó cần phải xây dựng văn hóa ATVSLĐ, mà trước hết người lao động phải xây dựng được văn hóa của bản thân mình, ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với việc đảm bảo ATVSLĐ.</span></span></span><br />
<span style="margin: 0px; padding: 0px;"><span style="margin: 0px; padding: 0px;"><span style="margin: 0px; padding: 0px; line-height: 14px;">Có chung ý kiến với GS.TS Nguyễn An Lương, Bà Nguyễn Thị Hằng, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐTBXH cho rằng quan điểm chỉ đạo không được bỏ ra ngoài yếu tố phát triển bền vững cả con người, xã hội và cả nền kinh tế. Xây dựng Luật ATVSLĐ không phải chỉ để bảo vệ quyền lợi của người lao động mà còn là bảo vệ tất cả các bên trong quan hệ lao động, ATVSLĐ chính là lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động và lợi ích của cả quốc gia.</span></span></span><br />
<span style="margin: 0px; padding: 0px;"><span style="margin: 0px; padding: 0px;"><span style="margin: 0px; padding: 0px; line-height: 14px;">Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng không nên để tên là Quỹ bồi thường TNLĐ, BNN vì như vậy nó sẽ bị bó hẹp trong phạm vi chỉ bồi thường cho người bị TNLĐ, BNN, mà nên đổi tên thành Quỹ phòng ngừa TNLĐ, BNN hay Quỹ ATVSLĐ vì Quỹ này sẽ có thể được sử dụng cho cả việc đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu,… Đồng thời phải nghiên cứu kỹ quy chế đóng hưởng Quỹ cũng như cách thức quản lý Quỹ sao cho hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho rằng, bộ máy thanh tra chuyên ngành ATVSLĐ của ta còn thiếu và yếu, vì thế Luật nên đề cập đến vấn đề này và cần thiết thành lập cơ quan thanh tra ATVSLĐ thuộc Bộ LĐTBXH.</span></span></span><br />
<span style="margin: 0px; padding: 0px;"><span style="margin: 0px; padding: 0px;"><span style="margin: 0px; padding: 0px; line-height: 14px;">Kết luận tại hội nghị, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền ghi nhận và tiếp thu những ý kiến đóng góp của các thành viên trong Ban soạn thảo. Đề nghị Tổ biên tập trên cơ sở đó bổ sung và hoàn thiện dự thảo lần 1, sau đó sẽ tiếp tục xin ý kiến đóng góp của các thành viên trong Ban soạn thảo để sớm hoàn chỉnh dự thảo Luật ATVSLĐ trình Chính phủ.</span></span></span></span></span></p>
<p style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="margin: 0px; padding: 0px;"><span style="margin: 0px; padding: 0px;"><span style="margin: 0px; padding: 0px; line-height: 14px;">Nguồn: http://www.molisa.gov.vn</span></span></span></span></span></p> |