<p><span style="font-size: small;"><br />
</span></p>
<p><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> </span></span></p>
<p>               <strong>Học nghề không dành cho phái yếu!</strong></p>
<p> </p>
<div style="text-align: justify; line-height: 12pt; text-indent: 36pt; margin: 6pt 0cm"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Biết tin xã tổ chức lớp học may miễn phí, chị Nguyễn Thị Hoa ở An Lão, Hải Phòng rất hào hứng đăng ký. Nhưng chưa đầy tháng chị phải nghỉ học vì chồng chị cho rằng “phụ nữ sinh ra không phải học nghề”. Cùng cảnh, hơn 1000 lao động nữ của xã Lưu Kiếm, Thủy Nguyên, Hải Phòng cũng gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận với chương trình dạy và học nghề. Tại đây, đa phần đàn ông đều đi làm ăn xa, chỉ có các chị ở nhà vừa làm ruộng vừa nuôi con nên việc học, làm nghề chỉ được xem là phụ. Theo Bà Nguyễn Thị Sen – Chủ tịch Hội phụ nữ xã Lưu Kiếm: Năm 2011 có 2 lớp dạy nghề thêu ren khai giảng. Trước đó, cán bộ Hội phụ nữ phải mất cả tháng vận động chị em do tâm lý ngại học. Khi có người theo học thì chị em lại ồ ạt đăng ký nhưng chỉ sau 1 tuần dạy thử thì 2/3 số người bỏ học, còn lại 40 người chia làm hai lớp học.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; line-height: 12pt; text-indent: 36pt; margin: 6pt 0cm"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Bà Sen cho biết, do nhiều nghề không phát huy được sở trường của chị em nên sẵn tâm lý ngại học, họ bỏ lớp là chuyện dễ hiểu. Bên cạnh đó, nghề đào tạo chủ yếu là nghề thêu, cắt may, thủ công mỹ nghệ… rất khó xin việc hoặc xin được việc nhưng lương thấp, như nghề thêu, nếu chăm chỉ làm thì tiền công là 30.000 đồng/ngày.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; line-height: 12pt; text-indent: 36pt; margin: 6pt 0cm"> </div>
<p><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> </span></span></p>
<div style="text-align: justify; line-height: 12pt; text-indent: 36pt; margin: 6pt 0cm"><strong>Tìm giải pháp đồng bộ!</strong></div>
<p> </p>
<div style="text-align: justify; line-height: 12pt; text-indent: 36pt; margin: 6pt 0cm"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Mới đây Hàn Quốc đã hỗ trợ Việt Nam thực hiện mô hình “Nâng cao năng lực cho các trung tâm dạy nghề”, trong đó, đối tượng thụ hưởng chính là phụ nữ tại thành phố Cần Thơ. Sau khi khảo sát nhu cầu học nghề và việc làm của lao động nữ, trung tâm đã tập trung tư vấn giới thiệu, nâng cao năng lực làm việc, trong đó có việc dạy tiếng Hàn và giới thiệu về văn hóa, pháp luật Hàn Quốc – Việt Nam cho lao động nữ đi làm việc, lấy chồng tại Hàn Quốc. Đồng thời, thí điểm mô hình tổ chức trông giữ trẻ. Điểm ưu việt của dự án là không chỉ đào tạo nghề mà để người lao động có thể tự mình xin việc hay mở cửa hàng riêng cho bản thân. Sau 2 năm thực hiện thí điểm tại Cần Thơ, chương trình đã dạy nghề, hỗ trợ việc làm cho hơn 400 chị em phụ nữ.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; line-height: 12pt; text-indent: 36pt; margin: 6pt 0cm"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Theo ông Phạm Ngọc Tiến – Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐTB&XH) trong thời gian tới, vụ sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ, nâng cao năng lực cho nhóm phụ nữ ở nông thôn. Đồng thời, tích cực áp dụng hỗ trợ và đào tạo theo phương thức mới. Trong đó, trọng tâm là hỗ trợ kinh phí đầu tư trang thiết bị cho các đơn vị dạy nghề, giới thiệu việc làm trong cả nước để các trung tâm này mở các lớp dạy nghề gắn với tạo việc làm hàng ngày cho chị em phụ nữ. Ngoài ra, chương trình cũng thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận của lao động tránh tình trạng học viên bỏ học giữa chừng, hay hậu học nghề phải bỏ nghề vì công việc không phù hợp.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; line-height: 12pt; text-indent: 36pt; margin: 6pt 0cm"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Dự kiến trong năm nay, Bộ Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ Trung tâm nâng cao năng lực dạy nghề cho phụ nữ tại thành phố Cần Thơ tổ chức đào tạo nghề, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Hàn và tập huấn kiến thức mua bán nhỏ… Tuy nhiên, do thí điểm ban đầu nên hoạt động của Trung tâm còn cần nhiều sự hỗ trợ từ phía các tổ chức của xã hội. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam là một nước nông nghiệp, phụ nữ nông thôn khá đông đảo, là những lao động trụ cột nhưng hạn chế về trình độ văn hóa. Điều này kìm hãm việc phát huy vai trò và tiềm năng của họ. Vấn đề nâng cao trình độ cho phụ nữ nông thôn có tầm quan trọng đặc biệt, nếu không có sự quan tâm giải quyết tốt thì phụ nữ nông thôn bị bật sang lề của sự phát triển kinh tế - xã hội.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; line-height: 12pt; text-indent: 36pt; margin: 6pt 0cm"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Vấn đề này, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thanh Hòa cũng cho rằng, nhu cầu được dạy nghề và kiếm việc làm của phụ nữ Việt Nam hiện nay rất lớn. Việt Nam đã và đang có nhiều chính sách để tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế nâng cao năng lực dạy nghề cho phụ nữ. Tuy nhiên, do trình độ học vấn thấp, sau đó là khó khăn về kinh tế, hoàn cảnh gia đình… nên hoạt động này chưa đem lại hiệu quả. Do đó, trong thời gian tới Việt Nam sẽ nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, trong đó có việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về bình đẳng giới, hình thành cơ quan quản lý Nhà nước về bình đẳng giới.</span></span></div>
<div align="right"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><b><i>Theo</i></b><strong><i>TC NN & CS</i></strong></span></span></div>
<p><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span></span></p> |