<p class="TT55" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span lang="NL">So với các tỉnh trong cả nước, Kon Tum có nguồn lao động dồi dào đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các thị trường lao động. Hằng năm, thông qua các chương trình giải quyết việc làm của Trung ương, của tỉnh vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động còn thấp so với lực lượng lao động của tỉnh. Do vậy, giải </span><span lang="VI">quyết việc làm</span><span lang="NL"> cho lao động thông qua công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) luôn được Ngành quan tâm. Bên cạnh việc giải quyết việc làm cho lực lượng lao động không có việc làm, thiếu việc làm, lao động dôi dư. Người lao động tham gia XKLĐ là một giải pháp hữu hiệu nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần </span><span lang="VI">tăng thu nhập</span><span lang="NL">, ổn định đời sống và giảm nghèo bền vững.</span></span></span><span lang="NL"><o:p></o:p></span></p>
<p class="TT55" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong khu vực có nhiều biến động và khủng hoảng đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp, đơn vị đây cũng là nguyên nhân dẫn đến số lượng tuyển dụng lao động và việc làm thời gian qua hạn chế. Vấn đề giải quyết việc làm cho đoàn viên, thanh niên, sinh viên và người lao động hiện nay đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội và đang rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành, của người lao động mà nhất là lao động trẻ. Hằng năm, thông qua các chương trình giải quyết việc làm của Chính phủ, của tỉnh mặc dù đã tạo được việc làm mới cho nhiều lao động nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và nông thôn vẫn còn cao, số lao động cần được bố trí việc làm vẫn còn khá lớn.</span></span><span style="font-size:12.0pt;mso-bidi-font-size:14.0pt"><o:p></o:p></span></p>
<p class="TT55" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Trước những thực trạng trên vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động thông qua công tác XKLĐ là mục tiêu hướng đến. Năm 2016 là một năm khá thành công trong công tác XKLĐ của tỉnh. Mục tiêu đặt ra cho cho mỗi năm có từ 80-100 lao động tham gia XKLĐ, tuy nhiên qua kết quả tổng kết hàng năm chỉ đạt từ 60-65% kế hoạch đề ra, riêng trong năm 2016 đạt 106% kế hoạch, có được sự chuyển biến trên là <span style="border: 1pt none windowtext; padding: 0cm;">kết quả<span class="apple-converted-space"> </span>của sự nỗ lực, phối hợp tích cực, thường xuyên có hiệu quả<span class="apple-converted-space"> </span>của các đơn vị, các địa phương và doanh nghiệp. Trong công tác tuyển dụng lao động tham gia XKLĐ cùng với các hoạt động tuyên truyền, tư vấn giới thiệu, việc phổ biến đơn hàng, thị trường tiếp nhận lao động; tuyển chọn lao động; hướng dẫn hồ sơ hỗ trợ lao động trước khi xuất cảnh đã được chuyển tải đến người lao động, giúp cho người lao động biết và lựa chọn cho mình những thị trường lao động phù hợp với năng lực và tay nghề đã qua đào tạo. Người lao động làm việc tại nước ngoài đã tin tưởng, an tâm làm việc và biết tích lũy tiền công, tiền lương gửi về cho gia đình. </span></span></span><span style="border: 1pt none windowtext; padding: 0cm;"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top: 6pt; text-align: justify; text-indent: 1cm; background-image: initial; background-position: initial; background-size: initial; background-repeat: initial; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="border: 1pt none windowtext; padding: 0cm;">Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó cái khó lớn nhất hiện nay là trình độ, năng lực và sức khỏe của người lao động còn thấp, đa phần lao động ở nông thôn, nên khả năng tiếp cận thông tin còn yếu, người lao động sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Ả rập xê út… chủ yếu làm việc bằng chân tay, giúp việc cho gia đình. Người lao động gặp khó khăn trong việc học ngoại ngữ trong giao tiếp, bồi dưỡng kiến thức về phong tục tập quán, pháp luật của các nước sở tại. Hiện tại có một số lao động sang nước ngoài lao động theo kênh tự do (thông qua người thân sống ở nước ngoài; thông qua một số Công ty môi giới chưa được ngành chức năng thẩm định…), việc người lao động tự ý đi ra nước ngoài lao động không thông qua các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương sẽ gây ra những rủi ro, như: bị bóc lột sức lao động</span><span style="border: 1pt none windowtext; padding: 0cm;">, </span><span style="border: 1pt none windowtext; padding: 0cm;">bị ngược đãi, thậm chí bị đánh…</span>Theo đánh giá của các doanh nghiệp thực hiện công tác đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, thị trường XKLĐ hiện nay đang rất rộng mở, tiềm năng lớn nhưng cũng có nhiều đòi hỏi khắt khe đối với người lao động, đặc biệt là những thị trường có điều kiện làm việc tốt, thu nhập cao như: Nhật Bản, Hàn Quốc do đó mỗi người lao động cần trang bị cho mình ý thức tổ chức kỷ luật, kỹ năng, trình độ tay nghề, tác phong lao động công nghiệp.</span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Xuất khẩu lao động là hướng đi hiệu quả trong giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh. Để tiếp tục phát huy tiềm năng của công tác này, thiết nghĩ, trong thời gian tới tỉnh ta cần tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ với sự vào cuộc của các ban ngành, địa phương. Cần nghiên cứu để có các biện pháp thúc đẩy các hoạt động tạo nguồn lao động đi xuất khẩu, đào tạo lao động có tay nghề, kỷ luật, am hiểu về văn hóa, phong tục tập quán của các nước đến làm việc trước khi xuất khẩu. Trong đó, cần chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh về XKLĐ; tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, địa phương, các doanh nghiệp dịch vụ XKLĐ trong công tác tuyên truyền, tuyển dụng lao động xuất khẩu; tăng cường công tác quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài; kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp dịch vụ tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Người lao động khi tham gia XKLĐ cần nhận thức đầy đủ về hiệu quả của công tác XKLĐ; tránh tình trạng lựa chọn thị trường và đơn hàng có thu nhập cao. <span class="apple-converted-space">Đồng</span><span class="apple-converted-space"> thời cần n</span><span style="background-image: initial; background-position: initial; background-size: initial; background-repeat: initial; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial;">ghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động của tỉnh cho phù hợp với yêu cầu của giai đoạn mới, đảm bảo tất cả người lao động đi xuất khẩu lao động đều được tiếp cận và thụ hưởng các chính sách hỗ trợ. Mỗi người lao động phải tự xác định cho mình một động cơ hướng tới, đem lại lợi ích cho gia đình. Đ</span><span lang="DE">i XKLĐ là đi học tập tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, khi về nước sẽ bổ sung cho tỉnh một lực lượng lao động có kỹ thuật, góp phần vào công cuộc đổi mới phát triển kinh tế của địa phương.</span></span></span><span style="background-image: initial; background-position: initial; background-size: initial; background-repeat: initial; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial;"><o:p></o:p></span></p>
<p style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><b>                                     Tin: Anh Hào</b></span></span></p>
<p> </p> |