banner
Thứ 5, ngày 9 tháng 5 năm 2024
Hiệu quả từ mô hình ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại bạo lực trên cơ sở giới
17-12-2015

Bạo lực trên cơ sở giới có nguồn gốc nảy sinh từ sự bất bình đẳng trong mối quan hệ và thường nhằm vào phụ nữ hoặc ảnh hưởng đến phụ nữ. Thế nên, cùng với các hoạt động tập huấn, tuyên truyền về phòng, chống BLG, Luật Bình đẳng giới,.. thì mô hình ngăn ngùa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới với 2 Câu lạc bộ ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cở sở giới tại Thôn 2 và thôn Bình Minh của xã Hà Mòn đã thực sự giúp người dân, cả phụ nữ và nam giới nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, đặc biệt là bạo lực trên cơ sở giới, hiểu rõ nguyên nhân và tác hại của bạo lực trên cơ sở giới. Để từ đó có các biện pháp phòng ngừa, làm giảm đáng kể những tác hại của bạo lực trên cơ sở giới tại cộng đồng.

Với các nội dung, hình thức hoạt động phong phú, mô hình Câu lạc bộ đã thu hút các cặp vợ chồng tự nguyện tham gia sinh hoạt câu lạc bộ, góp phần nâng cao nhận thức của người dân thay đổi hành vi về bình đẳng giới, thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật, của Nhà nước và của tỉnh về công tác bình đẳng giới. Từ năm 2013 đến nay, tại xã Hà Mòn, tình trạng bạo lực giới, đặc biệt là bạo lực gia đình đã giảm về số vụ và hành vi bạo lực, không phát sinh thêm trường hợp bạo lực gia đình mới.

Đ/c Trần Văn Thiện – Phó Giám đốc Sở Lao động – TB&XH phát biểu chỉ đạo tại hội thảo.

Một số hình ảnh hoạt động của câu lạc bộ

Các câu lạc bộ ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực giới đều do trưởng thôn là chủ nhiệm và chi hội trưởng chi hội phụ nữ làm phó chủ nhiệm. Lịch sinh hoạt diễn ra đều đặn 3 tháng/1 lần, thường vào tháng cuối quý, với số lượng thành viên mỗi câu lạc bộ là 30 người. Các câu lạc bộ đã chú trọng đa dạng hóa cách sinh hoạt như hình thức tọa đàm trao đổi kinh nghiệm, hình thức hái hoa dân chủ, Trong 3 năm (2013-2015) Ban chỉ đạo mô hình của xã đã tổ chức một số hoạt động chủ yếu như: Hội thi tìm hiểu chính sách pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn toàn xã có 9 đội tham gia, 54 thí sinh và khoảng 100 người đến cổ vũ cho Hội thi; Tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn triển khai Mô hình ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới với gần 100 đại biểu tham gia; tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả 3 năm triển khai Mô hình với 55 đại biểu tham dự,..
        Ngoài các hoạt động sinh hoạt của câu lạc bộ thì hoạt động tư vấn, phục hồi tâm lý cho người bị bạo lực cũng đạt hiệu quả. Thông qua đường dây nóng, nhiều trường hợp bị bạo lực hay có những vướng mắc trong gia đình đều đã được tư vấn kịp thời, được thành lập sổ theo dõi nội dung và kết quả tư vấn. Các địa chỉ tin cậy đã được thành lập và hỗ trợ các thiết bị vật tư y tế thiết yếu như bông băng, thuốc, thiết bị sơ cứu. Trong 3 năm qua đã thực hiện hòa giải, tư vấn, phục hồi cho 83 nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới, hỗ trợ 27 nạn nhân nhân bạo lực gia đình tạm lánh tại địa chỉ tin cậy tại cộng đồng.
Ngoài ra, hoạt động của các Câu lạc bộ đã nhận được sự quan tâm sát sao và chỉ đạo kịp thời của Ban chỉ đạo Mô hình, Trưởng ban là Phó Chủ tịch UBND phụ trách văn hóa, xã hội và Phó Trưởng ban là cán bộ văn hóa xã. Ban Chỉ đạo đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng năm, đồng thời trong các buổi giao ban cũng chính là các buổi tham gia sinh hoạt cùng các Câu lạc bộ. Qua các lần giao ban, các thành viên Ban chỉ đạo cũng như chủ nhiệm các Câu lạc bộ đã đánh giá kết quả đạt được qua đó nêu lên những thuận lợi khó khăn trong quá trình thực hiện mô hình và đề xuất phương hướng trong những tháng tiếp theo.
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Thái Lâm,Trưởng ban chỉ đạo Mô hình, thì đây là mô hình rất phù hợp với tình hình và đặc thù của địa phương. Các hoạt động của mô hình đã góp phần xây dựng gia đình, thôn, xóm văn hóa, xây dựng “Đô thị văn minh - công dân thân thiện”, góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của địa phương. Thời gian tới, xã đề nghị nhân rộng mô hình ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới, đa dạng hóa các hoạt động để duy trì các câu lạc bộ, thu hút hội viên, thành lập đội ngũ tư vấn viên có đủ kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng xã hội để các thành viên có thể dễ dàng chia sẻ, đồng thời phối hợp với lực lượng công an, bảo vệ dân phố để giảm thiểu, ngăn chặn và giải quyết kịp thời khi có những tình huống xấu xảy ra.
 Mô hình ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới đang thực sự giúp người dân tại xã Hà Mòn nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, đặc biệt là bạo lực trên cơ sở giới và qua đó xây dựng, duy trì mô hình hoạt động có hiệu quả tại cơ sở. Mong rằng mô hình tiếp tục được hỗ trợ triển khai thực hiện và nhân rộng ra các địa bàn trong toàn tỉnh, góp phần xây dựng gia đình “No ấm, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững”.
Tin và ảnh: Nga Nguyễn
Số lượt xem:6010

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Trang thông tin điện tử Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội, Tầng 5, Tòa nhà A, Trung tâm Hành chính tỉnh Kon Tum, tổ 8 - phường Thống Nhất - TP Kon Tum - tỉnh Kon Tum.
Người chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội tỉnh Kon Tum..
Điện thoại: 0260.3862524; Fax: 0260.3862524; Email: soldtbxh-kontum@chinhphu.vn.

Chung nhan Tin Nhiem Mang


110412 Tổng số người truy cập: 1060 Số người online:
TNC Phát triển: