banner
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024
Phối hợp tổ chức đánh giá về Nghèo trẻ em trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
14-12-2018

Những nội dung đoàn làm việc tại cơ sở: Đo lường, giám sát nhận thức về nghèo đa chiều trẻ em, chiều, chỉ số, trọng số, ngưỡng thiếu hụt như đề xuất đã hợp lý chưa, cần bổ sung những chiều, chỉ số khác nào, những đặc điểm thiếu hụt ở trẻ em tại địa phương, có cơ sở dữ liệu theo dõi không. Xác định đối tượng: có chương trình, chính sách nào tại địa phương dùng một hoặc nhiều trong các chỉ số đo lường nghèo đa chiều trẻ em đề xuất để xác định đối tượng hay ưu tiên đối tượng là trẻ em hay không?; tính khả thi khi lồng ghép vào xác định hỗ trợ nghèo tại địa phương. Thiết kế chính sách: đã có chính sách hỗ trợ nào theo các chiều thiếu hụt, khả năng tiếp cận và những rào cản khi thực hiện chính sách.

  Những kết quả về các chính sách cho trẻ em trong hộ nghèo tại tỉnh đã được đoàn ghi nhận, cụ thể: chính sách về giáo dục (Chính sách miễn, giảm học phí, chi phí học tập, tiền ăn trưa đối với học sinh; Chính sách cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; Chương trình học bổng “Vì em hiếu học” ở 54 xã thuộc Chương trình 135); chính sách về y tế (Chính sách hỗ trợ mua thẻ BHYT cho hộ nghèo, cận nghèo; Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo; Dự án chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2) về cơ bản đã được thực hiện đảm bảo....

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, còn có những hạn chế, khó khăn: chính sách về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trong đó có trẻ em vì hiện nay định mức cho vay rất thấp (25 triệu đồng/hộ) trong khi các hộ không huy động được nguồn vốn khác; việc giải quyết đất ở, đất sản xuất còn gặp khó khăn; quỹ đất của các địa phương rất hạn chế, với mức đầu tư của các chính sách còn thấp, không đủ để giải quyết nhu cầu thiếu đất ở, đất sản xuất của các hộ dân tộc thiểu số nghèo

Để khắc phục những khó khăn, trong thời gian tới cần: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức truyền thông phù hợp về các chính sách, dự án của Đề án giảm nghèo để các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể chỉ đạo triển khai công tác giảm hộ nghèo, kiên quyết khắc phục tình trạng tái nghèo hoặc phát sinh hộ nghèo mới; tăng cường đối thoại chính sách với người dân; phát huy tinh thần tự lực, tự cường của hộ nghèo; mở rộng và tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân về các hoạt động hỗ trợ giảm nghèo từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch; triển khai, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện… bảo đảm tính công khai, minh bạch và tính trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện. Tăng cường và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp xã, huyện, đặc biệt là các xã nghèo, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số cao; sử dụng có hiệu quả đội ngũ cộng tác viên giảm nghèo cấp xã, không chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ với đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp xã. Gắn kết thực hiện Đề án giảm nghèo với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tăng cường phân cấp tạo cho cơ sở chủ động từ khâu kế hoạch đến điều hành quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động của Đề án giảm nghèo. Thực hiện tốt việc lồng ghép nguồn lực các chính sách có cùng mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo thuộc các lĩnh vực bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, dễ theo dõi dễ thực hiện; trong đó tập trung vào 3 nhóm chính sách: Hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ về lao động- việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo; hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, ưu tiên cho các dịch vụ gn với tiêu chí đa chiều như y tế, giáo dục và đào tạo, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, thông tin và truyền thông; phát triển hạ tầng các vùng khó khăn, vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, ưu tiên phát triển hạ tầng thiết yếu như giao thông, trường học, trạm y tế, thủy lợi nhỏ và nước sinh hoạt. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế phối hợp trong việc thực hiện chính sách, dự án, chương trình giảm nghèo; bảo đảm sử dụng đúng nguồn kinh phí đầu tư vùng nghèo, hỗ trợ hộ nghèo. Định kỳ hàng năm tổ chức tổng kết đánh giá từ cấp xã, cấp huyện đến cấp tỉnh để phát huy các mặt tích cực, khắc phục các khuyết điểm, hạn chế trong triển khai thực hiện Đề án giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 tỉnh trong việc theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, chỉ đạo và có biện pháp hỗ trợ các địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao trong thực hiện Đề án giảm nghèo.

Tin và ảnh: Nguyễn Hương

 Hình ảnh đoàn đánh giá làm việc tại tỉnh Kon Tum:

 

 Làm việc với các phòng chuyên môn thuộc huyên Đắk Glei (Lao động-TB&XH, Y tế, Giáo dục)

 

 Làm việc với các hộ dân

 Làm việc với nhóm trẻ em

 

  Thăm hộ gia đình tại thị trấn Đắk Glei

 

Số lượt xem:1574

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Trang thông tin điện tử Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Tầng 5, Tòa nhà A, Trung tâm Hành chính tỉnh Kon Tum, tổ 8 - phường Thống Nhất - TP Kon Tum - tỉnh Kon Tum.
Người chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: 0260.3862524; Fax: 0260.3862524; Email: sld@kontum.gov.vn.

Chung nhan Tin Nhiem Mang


494751 Tổng số người truy cập: 264 Số người online:
TNC Phát triển: