banner
Thứ 3, ngày 21 tháng 1 năm 2025
Báo cáo Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2012; Phương hướng nhiệm vụ năm 2013
27-12-2012


     
     
     
BÁO CÁO 

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2012; 

Phương hướng nhiệm vụ năm 2013 

––––––––––– 

 

 

 

          Năm 2012, là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIV tỉnh Đảng bộ ; năm thứ hai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 – 2015). Mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức của nền kinh tế của đất nước, ảnh hưởng trong việc tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch nhiệm vụ tạo việc làm, giảm nghèo và đời sống đối tượng… Dưới sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Lao động-TBXH về những giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách.

Thực hiện Quyết định số 1299/QĐ-LĐTBXH ngày 05/11/2011 của UBND tỉnh về việc quy định một số vấn đề về chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện  kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước tỉnh Kon Tum năm 2012; Quyết định số 1300/QĐ-LĐTBXH ngày 05/11/2011 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán nhà nước năm 2012; Kế hoạch số 300/KH-UBND, ngày 01/3/2012 của UBND tỉnh về khai thực hiện cả nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012.

 Ngành chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo trong quá trình tổ chức thực hiện. Toàn ngành đã tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch các lĩnh vực Lao động, Người có công và Xã hội, kết quả như sau:

 

 

Phần thứ nhất

Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2012.

 

 

         I. Công tác tham mưu chỉ đạo, điều hành:

          Sở đã tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành 13 Quyết định; 08 Kế hoạch; 06 văn bản khác để chỉ đạo các sở, ban ngành và huyện, thành phố phối hợp tổ chức triển khai thực hiện các lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội. Đặc biệt ban hành Quyết định 736/QĐ-UBND, ngày 14/8/2012 về phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng và đẩy nhanh công tác giảm nghèo tỉnh Kon Tum đến năm 2015; Quyết định 52/2012/QĐ-UBND, ngày 03/12/2012 về việc ban hành quy chế phối hợp tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cai nghiện ma túy tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Quyết định 41/2012/QĐ-UBND, ngày 23/8/2012 ban hành Quy chế quản lý lao động là người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Quyết định 1117/QĐ-UBND, ngày 26/11/2012 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh Kon Tum 2012 – 2015; Kế hoạch 677/KH-UBND, 26/4/2012 về tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2012).

          II. Kết quả thực hiện(

          1. Công tác Lao động – Việc làm:

             1.1. Lao động-Tiền lương:

 

 

 

          - Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đăng ký Thỏa ước Lao động tập thể và Nội quy lao động cho 49 đơn vị; phê duyệt thang lương, bảng lương cho 13 đơn vị.

 

 

          - Tổ chức tập huấn điều tra Cung - Cầu lao động và điều tra mẫu về lao động, tiền lương, nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp:

 

 

 

 

  + Về Cung lao động: tổ chức điều tra cập nhật biến động hộ năm 2012. Kết quả có 100.078 hộ được điều tra cập nhật; có 13.135 hộ có biến động.

 

 

 

 

+ Về Cầu lao động: Là năm đầu tiên tổ chức triển khai công tác điều tra, cập nhật toàn bộ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Kết quả có 408 doanh nghiệp được điều tra cập nhật.

 

 

 

 

+ Tổ chức điều tra mẫu lao động, tiền lương, nhu cầu sử dụng lao động tại 146 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

 

 

+ Cấp phép lao động nước ngoài:

 

 

 

Trong năm đã cấp giấy phép mới cho 110 lao động và cấp gia hạn cho 01 lao động. Như vậy, số lao động đã được cấp giấy phép từ năm 2009 đến nay là 241 lao động người nước ngoài thuộc 6 đơn vị đang hoạt động trên địa bàn tỉnh (có 22 lao động nữ thuộc 6 đơn vị, trong đó có 27 lao động đã thu hồi giấy phép, lý do thôi không làm việc tại Kon Tum).

 

 

          1.2. Về Bảo hiểm Xã hội:

 

 

- Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 486 doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội(

 

[2]); tổng số tiền của các doanh nghiệp còn nợ BHXH là: 17.015 tr.đ.

 

1.3. Về Bảo hiểm thất nghiệp:

 

 

 

Số Lao động đăng ký thất nghiệp: 463 người; Số lao động có quyết định hưởng trợ cấp: 455 người, tăng 260 người so với cùng kỳ năm 2011 (175%). Tổng kinh phí trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp là: 2.803,8 tr.đồng.

 

 

          1.3. Về Chương trình mục tiêu quốc gia an toàn - vệ sinh lao động:

 

- Ban Quản lý chương trình quốc gia AT-VSLĐ, PCCN tỉnh tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia AT-VSLĐ&PCCN lần thứ 14 năm 2012 tại Khu công nghiệp Hòa Bình và các huyện ĐăkGlei, Đăk Hà, Sa Thầy tổ chức hưởng ứng Tuần lễ quốc gia AT-VSLĐ&PCCN có hơn 250 đơn vị và doanh nghiệp tham dự.

- Tổ chức 08 lớp huấn luyện về nghiệp vụ về an toàn - vệ sinh lao động cho các doanh nghiệp và các huyện, thành phố, với 409 lượt học viên(

 

[3]); phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng tỉnh kiểm tra, giám sát công tác AT,VSLĐ - Quản lý bệnh nghề nghiệp đối với 2.460 lao động tại 22 doanh nghiệp. (Trong đó: 09 Công ty Cổ phần và 13 Công ty TNHH).

 

 

 

- Rà soát danh sách người dân tại địa phương bị chết do tai nạn lao động giai đoạn 2006 – 2011 tại 97 xã, phường, thị trấn. Qua rà soát có 43 người chết do tai nạn lao động.

 

1.4. Về Việc làm:

 

a. Tư vấn giới thiệu việc làm, học nghề:

 

 

 

- Tư vấn cho 2.384/1.500 lao động có nhu cầu học nghề và tìm việc làm (trong đó lao động nữ 1.011; lao động dân tộc thiểu số: 1.577) đạt 158,9% kế hoạch năm, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước.

 

- Phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức Ngày việc làm lần thứ II năm 2012, có 13 đơn vị trong và ngoài tỉnh tham gia(

 

[4]) với kết quả: đã thu hút hơn 1.500 lao động tham gia, trong đó có 1.177 lao động được tư vấn, phỏng vấn trực tiếp tại các đơn vị; trong đó có 755 lao động có nhu cầu về việc làm, học nghề thật sự, 225 lao động đã qua đào tạo ở trình độ Đại học, Cao đẳng, THCN; 530 lao động phổ thông. Kết thúc Ngày việc làm đã có 153 lao động được tuyển dụng vào làm việc trong các doanh nghiệp (151 lao động phổ thông; 02 lao động có nghiệp vụ chuyên môn) và 94 lao động đăng ký học nghề.

 

 

            b. Cung ứng lao động:

 

- Giới thiệu 05 Doanh nghiệp xây dựng cho Văn phòng điều hành Kon Tum Hydrochina Hua dong-Cr18G Consortium-Trung Quốc theo điều kiện thỏa thuận của hai bên.

 

 

 

  - Cung ứng giới thiệu 598/500 lao động phổ thông đi làm tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh (trong đó: có 179 lao động nữ; 264 lao động dân tộc thiểu số) , đạt 119,6% kế hoạch năm, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước.

 

 

 

c Xuất khẩu lao động:

 

 

- Đưa 23 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài(

 

[5]) (Hàn Quốc: 10 lao động, Đài Loan: 05 lao động; Malaisia: 08 lao động) đạt 11,5% kế hoạch năm, so với cùng kỳ năm trước đạt 15,43%.

 

 

 

- Về Dự án hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2012 là 1.160 triệu đồng (theo quy định tại Công văn số 1083/QLLĐNN-KHTC ngày 03/8/2012 của Cục Quản lý lao động ngoài nước, hỗ trợ chi phí học nghề, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, ăn ở, đi lại...cho người lao động là thân nhân chủ yếu của hộ nghèo, người có công, người dân tộc thiểu số). Trong đó, hỗ trợ học phí, ăn, ở, đi lại: 1.000 triệu đồng; hỗ trợ chi phí làm thủ tục xuất cảnh: 169 triệu đồng. Sở đã triển khai cho các huyện, thành phố và Trung tâm GTVL tỉnh (trừ 2 huyện nghèo). Tuy nhiên, đến nay không có lao động nào thuộc các đối tượng trên đăng ký tham gia, nên kinh phí chưa giải ngân được nguồn kinh phí này.

 

 

đ.  Chương trình vốn vay giải quyết việc làm:

 

+ Phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh kiểm tra, rà soát nợ tồn đọng vốn vay giải quyết việc làm tại các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh và các huyện, thành phố. Sở đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội tổng hợp, phân loại từng dự án, xác định rõ các chủ dự án và thành viên vay vốn để đề xuất xử lý.

 

- Đến tháng 11/2012, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã thực hiện cho vay với số tiền: 14.441 triệu đồng, đạt 84,9% kế hoạch năm; tạo việc làm mới cho 819 lao động, đạt 81,9% kế hoạch năm.

 

 

 

  * Tổng số lao động được tạo việc làm thông qua chương trình việc làm đến 15/12/2012: 1.440/1.750 lao động, đạt 82,28% kế hoạch năm (Trong đó, XKLĐ: 23 lao động; Thông qua nguồn vốn cho vay: 819 lao động; cung ứng lao động cho các doanh nghiệp: 598 lao động).

             2.1. Mạng lưới dạy nghề trên địa bàn tỉnh:

            2. Dạy nghề:

 

Toàn tỉnh có 09 cơ sở dạy nghề, gồm có: 01 Trường Trung cấp nghề, 08 Trung tâm Dạy nghề (trong đó: 01 Trung tâm dạy nghề tư thục Quốc đạt – Ngọc Hồi). 8/9 huyện, thành phố có cơ sở dạy nghề (trong đó 04 Trung tâm dạy nghề đủ điều kiện đi vào hoạt động([6]), 01 huyện chưa có cơ sở dạy nghề([7]) ); 06 Trung tâm dạy nghề được thành lập từ khi thực hiện Đề án đào tạo nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg gồm có: Trung tâm dạy nghề huyện Đăk Hà, Kon Rẫy, Ngọc Hồi, Sa Thầy, Đăk Glei và Trung tâm dạy nghề Tư thục Quôc Đạt - Ngọc Hồi (trong đó có 02 Trưng tâm dạy nghề  thành lập trong năm 2012)(

 

[8]); 02 cơ sở tham gia dạy nghề, gồm: Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật và Trung tâm Hỗ trợ thanh niên thuộc Tỉnh Đoàn.

 

 

 

Đối với Đề án thành lập Trung tâm dạy nghề huyện Tu Mơ Rông từ nguồn kinh phí Nghị quyết 30a, đang trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 

 

2.2. Về kết quả dạy nghề:

 

a. Hệ Trung cấp:

 

 

Duy trì tổ chức dạy nghề hệ trung cấp cho 756 học viên, trong đó có 467 học sinh là người DTTS(

 

[9]). Cụ thể:

 

 

Trường Trung cấp nghề: 04 khóa, gồm 569 học viên

  [10]; các lớp liên kết với Trường Cao đẳng nghề Nông Lâm Nam bộ, với tổng số 187 học viên.

 

  b. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn:

Ủy ban nhân tỉnh phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề cho lao động năm 2012(

  [11]) với tổng số 6.614 lao động. Trong đó: đào tạo nghề nông nghiệp cho 4.411 lao động (chiếm 66,69%); đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 2.203 lao động (chiếm 33,31%). Tổng kinh phí 11.244 tr.đồng (Trong đó: kinh phí năm 2011 chuyển sang là 6.844 tr.đồng, kinh phí phân bổ năm 2012 là 4.400 tr.đồng).

 

  - Nâng tỷ lệ lao động của tỉnh qua đào tạo chung năm 2012, đạt khoảng 38,1% (Trong đó qua đào tạo nghề đạt 24,3%).

 

Đào tạo nghề cho 1.643/6.614 học lao động, đạt 25.84% kế hoạch năm (trong đó: đào tạo nghề nông nghiệp 1.445 lao động, chiếm 84,63%; đào tạo nghề phi nông nghiệp: 198 lao đông, chiếm 12,05%). Ước thực hiện năm 2012 đào tạo nghề cho khoảng 2.600 lao động, đạt khoảng 40% kế hoạch năm. Do đó:

 

 

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo chung năm 2012 đạt khoảng 36,72% (Giảm 1,38% so với kế hoạch năm 2012).

 

 

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2012 đạt khoảng 23,6% (Giảm 0,7% so với kế hoạch năm 2012).

 

  2.3. Về kiểm tra, giám sát đào tạo nghề:

Thực hiện quyết định số 1582/QĐ-LĐTBXH, ngày 02/12/2011 của Bộ Lao động-TBXH, Ban chỉ đạo QĐ 1956/QĐ-TTg tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát công tác dạy nghề 2011 tại các cơ sở dạy nghề và các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh(

 

[12]); kiểm tra, giám sát công tác dạy nghề kết quả 3 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo QĐ 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Kon Tum (Giai đoạn 2010-2020).

 

 

 

3. Công tác Chính sách Người có công:

            Tỷ lệ hộ chính sách có mức sống ngang bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình ở khu dân cư năm 2012 đạt khoảng 93 – 94%. Do tình hình suy thoái kinh tế, ảnh hưởng không ít đến đời sống của nhân dân và người lao động nói chung. Đặc biết là người có công với cách mạng hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi của nhà nước.

 

 

- 100% người có công với cách mạng được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước, thực hiện chi trả kịp thời các khoản trợ cấp ưu đãi hàng tháng, một lần, lần đầu đối với người có công, đảm bảo 100% người có công có đủ điều kiện, đúng đối tượng hưởng đầy đủ, kịp thời các chế độ trợ cấp ưu đãi của nhà nước; trợ cấp ưu đãi giáo dục - đào tạo năm học 2011-2012 cho 1.350 trường hợp là con người có công với cách mạng; mua 5.500 thẻ BHYT phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho người có công với cách mạng.

 

 

 

 

- Tập trung triển khai thực hiện một số chế độ, chính sách ưu đãi Pháp lệnh Số 04/2012/UBTVQH13, ngày 16/7/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng có hiệu lực từ ngày 01/9/2012, nhằm thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công.

 

 

 

- Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2012) các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động tổ chức các hoạt động thiết thực như: phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách chế dộ ưu đãi của Đảng và nhà nước đối với người có công; tổ chức hội nghị biểu dương người có công tiêu biểu([13]); phối hợp với Uỷ ban MTTQVN các cấp vận động xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được 1.252,601 tr.đồng; Phối hợp cùng các huyện, thành phố tổ chức chuyển 4.877 xuất quà, trị giá 981,2 tr.đ của Chủ tịch nước tặng thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ; UBND tỉnh, các huyện, thành phố và các cơ quan, sở, ban ngành và các đoàn thể trên địa bàn tỉnh tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ 9.723 xuất quà, trị giá 1.161.3 tr.đồng(

 

[14]); các ngành, các cấp tặng 20 nhà tình nghĩa, trị giá 700 tr.đồng; hỗ trợ sửa chữa 40 nhà, trị giá 600 tr.đồng và tặng 04 sổ tiết kiệm, trị giá 20 tr.đồng.

 

 

 

- Các huyện, thành phố phối hợp với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh các cấp tổ chức vệ sinh và chăm sóc phần mộ liệt sĩ, với gần 800 đoàn viên thanh niên tham gia và thắp nến tri ân liệt sĩ tại các nghĩa trang liệt sĩ và nhà bia ghi tên liệt sĩ các cấp với 3.500 đoàn viên thanh niên tham gia.

 

 

 

 

- Tổ chức đưa 98 người có công đi điều dưỡng tập trung tại Trung tâm điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe Người có công tỉnh Khánh Hòa.

 

 

 

 

- Tiếp nhận 24 hài cốt đưa vào an táng tại nghĩa trang liệt sĩ các cấp (trong đó: mộ quy tập ở Lào: 05 mộ; mộ quy tập ở Campuchia: 09 mộ; trên địa bàn tỉnh 10 mộ).

 

 

 

 

- Tiếp đón 343 lượt thân nhân liệt sĩ đến thăm, viếng mộ liệt sĩ các cấp trong tỉnh. Đồng thời, giải quyết di chuyển 108 hài cốt liệt sĩ về các địa phương an táng.

 

 

 

 

- Tiếp nhận và giải quyết trợ cấp 468 hồ sơ người có công hưởng trợ cấp hàng tháng; giảm trợ cấp hàng tháng 168 người.

 

 

 

 

 

          4. Công tác Bảo trợ - Xã hội:

 

 

 

 

 

          4.1.  Chương trình giảm nghèo:

 

 

 

Mục tiêu đến cuối năm 2012 giảm 4.300 hộ nghèo, kế hoạch đặt ra là giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4-5% so với tỷ lệ hộ nghèo trong 2012, trong đó giảm tỷ lệ hộ nghèo ở 2 huyện nghèo từ 8-10%/huyện.

 

 

- Tổng kinh phí được giao thực hiện các Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo thuộc ngành quản lý năm 2012: 1.843 tr.đ, kết quả thực hiện như sau:

 

 

a. Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo: Triển khai Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo tại 02 xã nghèo (Xã Đăk Môn- Đăk Glei, xã Sa Bình-Sa Thầy) theo hình thức luân chuyển vốn hỗ trợ hộ nghèo chăn nuôi bò sinh sản nhằm giảm nghèo bền vững. Mỗi mô hình được hỗ trợ 500 triệu đồng. Số hộ nghèo tham gia 50 hộ/mô hình, với tổng kinh phí là: 1.000 tr.đ.

 

 

b. Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát đánh giá: Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau:

 

 

- Đào tạo tập huấn cán bộ giảm nghèo: Tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác giảm nghèo, quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cho 212 cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn với kinh phí 220 tr.đ.

 

 

- Đối thoại chính sách với người nghèo: Tổ chức đối thoại chính sách với người nghèo tại các thôn, làng của các xã của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Kết quả đã có 160 người nghèo tham gia đối thoại, kinh phí thực hiện 24 tr.đ.

 

 

- Hoạt động tuyên truyền: Phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông, lắp đặt các  cụm pa-nô tuyên truyền công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn các huyện, thành phố, với kinh phí 224 tr.đ..

 

 

- Hoạt động giám sát, đánh giá: tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2012 trên địa bàn các thôn, làng của các xã của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, với kinh phí 335 tr.đ (trong đó cấp huyện, thành phố  221 tr.đ).

 

 

 

 

c. Về cấp thẻ BHYT và hỗ trợ tiền điện cho người nghèo:

 

 

 

Thực hiện cấp thẻ BHYT cho 100% người nghèo và người DTTS không thuộc diện hộ nghèo ở xã khó khăn, với tổng số 115.893 người nghèo; 93.127 người DTTS không nghèo ở xã khó khăn; hỗ trợ tiền điện cho 100% hộ nghèo với tổng kinh phí 10.702,080 tr.đ.

 

 

 

 

 Kết quả giảm hộ nghèo:

 

Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, tính đến 31/12/2012, toàn tỉnh còn 24.823 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 22,77% so với số hộ toàn tỉnh. Kết quả giảm hộ nghèo đến thời điểm 31/12/2012 của toàn tỉnh là 7.103 hộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm 5,14%, đạt 114,22% so với kế hoạch năm 2012(

 

15]).

 

 

 

Kết quả giảm hộ nghèo năm 2012 của các huyện, thành phố nhìn chung đều đạt kế hoạch, trong đó có các huyện đã thực hiện tốt kế hoạch giảm hộ nghèo như: huyện Đăk Hà, huyện KonPlông, huyện Tu Mơ Rông, thành phố Kon Tum, huyện Đăk Glei.

 

  2. Về Bảo trợ xã hội:

 

          a. Tổ chức trợ cấp cứu trợ thường xuyên tại cộng đồng theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP; Nghị định 13/2010/NĐ-CP cho 8.356 đối tượng (trong đó năm 2012 tăng 128 đối tượng,, thôi hướng chính sách 01 đối tượng); nuôi dưỡng tập trung tại Trung tâm BTXH: 164 đối tượng (trong đó năm 2012 tiếp nhận mới 07 đối tượng); nuôi dưỡng tại nhà xã hội xã Hiếu, huyện KonPLông: 10 đối tượng.

 

 

 

  b. Cứu trợ xã hội đột xuất:

Tổ chức thăm hỏi và tặng hàng ngàn suất quà cho hộ người nghèo, hộ người dân tộc thiểu số, nạn nhân bị nhiễm chất đốc hóa học và các cơ sở BTXH trên địa bàn tỉnh(

 

[16]). Tổng trị giá: 7.522 tr.đ, Trong đó:

 

 

 

- Ngân sách địa phương (Tỉnh và các huyện, thành phố):  4.429,70 tr.đ

 

 

 

 

- Ủy ban MTTQVN (Tỉnh và các huyện, thành phố):        1.898,00 tr.đ

 

 

 

 

- Các Doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân ủng hộ:              1.194,30 tr.đ

 

 

 

 

          - Cứu rét: 3.163 hộ (tổng số 7.741 khẩu), tổng kinh phí: 1.070,178 tr.đ; cứu đói: 5.152 hộ (tổng số 16.977 khẩu), với 231 tấn gạo.

 

 

- Hỗ trợ thời kỳ đói giáp hạt cho 5.778 hộ, 26.000 khẩu, với 390 tấn gạo.

 

 

          - Phối hợp với UBND huyện Đăk Hà tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình ngân hàng lương thực cộng đồng và kho gạo dự trữ cứu đói tại xã Ngọc Wang, huyện Đăk Hà.

 

 

c. Công tác phát triển nghề công tác xã hội: Thực hiện hợp đồng với Trường Trung cấp nghề Kon Tum đào tạo hệ sơ cấp nghề công tác xã hội cho 30 cán bộ cơ sở với kinh phí 240 triệu đồng. Kết quả tốt nghiệp có 03 học viên đạt loại giỏi, 27 học viên đạt loại khá.

 

 

d. Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội: Phối hợp Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức dạy nghề may cho 13 đối tượng ma túy. Đối tượng này khi về cộng đồng đã được chính quyền, các hội đoàn thể ở địa phương thăm hỏi, động viên và tư vấn về học nghề, tạo điều kiện thuận lợi để đối tượng hòa nhập cộng đồng.

 

 

 

          5. Công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em:

 

 

 

- Phối hợp liên ngành BHXH, Sở Tài chính trong việc hướng dẫn, theo dõi cấp, phát và sử dụng thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi, có 79.988 trẻ em được cấp thẻ (tính đến 15/12/2012). Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ truyền thông thường xuyên bằng nhiều loại hình phù hợp: hợp đồng truyền thông với 04 ngành; tổ chức chiến dịch truyền thông tháng hành động vì trẻ em tại các cấp, các ngành; tổ chức 08 buổi  Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em, 05 diễn đàn trẻ em, 10 buổi nói chuyện chuyên đề  ở cấp tỉnh, huyện có 9.200 người tham gia; nhân bản và cung cấp kịp thời khoảng 10 nghìn mẫu sổ báo cáo, tờ rơi, bản tin vì trẻ em Kon Tum, tạp chí gia đình & trẻ em và băng đĩa tuyên truyền về BVTE cho cấp cơ sở.

 

 

 

 

- Quỹ Bảo trợ trẻ em can thiệp và trợ giúp cho khoảng 09 nghìn lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bằng nhiều hình thức thông qua 4 mục tiêu hỗ trợ của Quỹ nhân dịp các ngày lễ, tết. Công tác vận động xây dựng Quỹ BTTE các cấp được 339 triệu đồng (trong đó tại cấp tỉnh được 153 triệu đồng). Phối hợp với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài tỉnh thực hiện khám lọc cho 737 em và phẫu thuật miễn phí cho hơn 70 em bị các bệnh về tim bẩm sinh, sứt môi-hở hàm ếch, các bệnh về mắt, dị tật vận động, sẹo co kéo do bỏng... vận động hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng được phẫu thuật miễn phí hơn 01 tỷ đồng; hỗ trợ 02 trường mầm non xã khó khăn thuộc 02 huyện thiết bị vui chơi ngoài trời; hướng dẫn xét, cấp 240 suất học bổng cho TEĐBKK; tổ chức giải bóng đá trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tỉnh Kon Tum lần thứ 12, có 50 trẻ em tham dự.

 

 

 

 

- Tổ chức Plan hỗ trợ mở lớp tập huấn 04 lớp; nội dung về triển khai thực hiện Nghị định 71/2011/NĐ-CP, Nghị định 91/2011/NĐ-CP và Quyết định 267/QĐ-TTg của Chính phủ, tập huấn về công tác xã hội trong giao tiếp với trẻ em đặc biệt, các kỹ năng tham vấn, mô hình tham vấn 05 giai đoạn, công tác quản lý ca... có 178 cán bộ cấp cơ sở, đội ngũ giáo viên của 02 huyện Kon PLông và Kon Rẫy tham gia.

 

 

Trong năm 2012 đã thưc hiện các mục tiêu vì trẻ em, chiến lược bảo vệ trẻ em và chương trình về chăm sóc trẻ em, với kết quả như sau:

 

 

- Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi xuống còn 44% (năm 2011 còn 45%o); giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi xuống còn 54% (năm 2011 còn 55%o); giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi (cân nặng/tuổi) xuống còn 26,3% (năm 2011 còn 27,3%).

 

 

 

 - Trẻ em dưới 06 tuổi được cấp thẻ BHYT đạt 96,6% (năm 2011 đạt 96%); tỷ lệ trẻ em nhập học đúng tuổi cấp tiểu học đạt 99,82% (năm 2011 đạt 99,81%).           

 

 

 

 

          - Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 76% (năm 2011 đạt 74,46%); tỷ lệ số hộ khu vực nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh 42% (năm 2011 đạt 36,65%).

 

 

          - Giảm 0,5% tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nâng tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được bảo vệ, chăm sóc; trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị nhiễm chất độc hóa học được trợ giúp đạt 91,5% vào cuối năm 2012 (năm 2011 đạt 91%); giảm 10% tình trạng ngược đãi, xâm hại tình dục trẻ em, trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em bị tai nạn thương tích... so với năm 2011; chưa phát hiện tình trạng buôn bán, bắt cóc, ma túy trong trẻ em.

 

 

          6. Công tác Thanh tra, kiểm tra:

            Trong năm đã tổ chức thanh tra, kiểm tra về chấp hành pháp luật lao động, về dạy nghề, về thực hiện chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng và bảo trợ xã hội, nhằm phát hiện và chấn chỉnh những sai sót, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách pháp luật của các doanh nghiệp, các địa phương trên địa bàn tỉnh, với kết quả như sau:

 

 

 

 

          6.1. Tổ chức 03 cuộc kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công và bảo trợ xã hội tại huyện Kon Rẫy, Kon PLong, Đăk Tô. Qua kiểm tra đã phát hiện và đề nghị các huyện chấn chỉnh vấn đề tồn tại trong quá trình tổ chức thực hiện tại cơ sở như sau:

 

 

 

 

- Sử dụng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” chưa đúng quy định của Nghị định 45/2006/NĐ-CP ngày 28/4/2006 của Chính phủ.

 

 

 

 

- Danh sách chi trả hàng tháng cho đối tượng NCC, hàng quý cho đối tượng BTXH ký nhận thay không có giấy uỷ quyền, điểm chỉ không ghi rõ họ tên, danh sách chi trả thiếu chữ ký của người chi trả.

 

 

 

 

          - Chưa thực hiện hợp đồng uỷ thác chi trả trợ cấp cho cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

 

 

 

 

- Quản lý, theo dõi tăng, giảm, điều chỉnh đối tượng trên địa bàn huyện chưa kịp thời.

 

 

 

 

- Danh sách chi trả hàng tháng cho người có công;  đối tượng bảo trợ xã hội ký nhận thay không có giấy uỷ quyền, điểm chỉ không ghi rõ họ tên. Danh sách chi trả thiếu chữ ký của người chi trả, không ghi số tiền bằng chữ vào sổ lĩnh tiền của đối tượng.

 

 

 

 

- Quản lý, theo dõi tăng, giảm, điều chỉnh đối tượng Bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện chưa kịp thời, còn để sót đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng chế độ.

 

 

 

 

- Chi trả tiền mai táng phí cho đối tượng bảo trợ xã hội từ trần chưa kịp thời, trả tiền mai táng phí cho người có công chưa đúng quy định.

 

 

 

 

6.2. Tổ chức 02 cuộc kiểm tra công tác dạy nghề và bảo trợ xã hội tại Trung tâm dạy nghề Đăk Tô, Trung tâm Bảo trợ xã hội đã giúp đơn vị khắc phục những sai sót.

 

 

 

 

6.3. Chủ trì, phối hợp với liên ngành tổ chức 08 cuộc kiểm tra tại 96 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về thực hiện pháp luật lao động. Qua kiểm tra đã xử lý hành vi vi phạm hành chính 09 đơn vị, doanh nghiệp với các vi phạm như: Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; không xây dựng thang lương, bảng lương; không trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động; đóng bảo hiểm xã hội không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho 164 người; không đo, kiểm tra môi trường tại nơi làm việc có yếu tố độc hại; không có các phương tiện che chắn các bộ phận dễ gây nguy hiểm của máy, thiết bị; không kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt; với số tiền là 114.000.000 đồng, đã thu hồi 100%.

 

 

Ngoài ra, Thanh tra Bộ Lao động-TBXH ban hành Quyết định số 31/QĐ-TTr ngày 04/4/2012 phạt hành chính đối với 06 đơn vị doanh nghiệp về vi phạm việc chấp hành các qui định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội và bình đẳng giới, với số tiền 83 tr.đ, đã thu hồi 100%.

 

 

6.4. Về tai nạn lao động: trong năm có 09 vụ tai nạn lao động làm chết 03 người, bị thương nặng 06 người, tăng 06 vụ so với năm 2011. Đã điều tra kết luận 02 vụ làm 02 chết người tại Công ty Cổ phần Việt - Lào và Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và đầu tư Kon Tum; đang điều tra 01 vụ làm chết 01 người tại Công ty thi công cơ giới Hồng Phát thuộc thuỷ điện Hồng Phát Đăk Mek.

 

 

 

6.5. Tiếp nhận và giải quyết 15 đơn thư khiếu nại, tố cáo, trong đó có 07 đơn tố cáo([17]), 07 đơn  khiếu nại(

 

[18]) và 01 đơn hỏi về chế độ, chính sách. Ngoài ra, phối hợp với Thanh tra tỉnh xác minh và giải quyết 02 đơn khiếu nại khác.

 

 

            7. Công tác Kế hoạch - Tài chính:

 

- Tổng hợp kết quả thực hiện các Dự án nâng cấp, mở rộng Trung tâm Dạy nghề Măng Đen và dự án xây dựng Trung tâm Dạy nghề Đăk Tô, Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công và bảo trợ xã hội, điều chỉnh Quy chế chi tiêu nội bộ và phân khai nguồn kinh phí thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2012. Tập trung quyết toán các nguồn kinh phí năm 2011.

 

 

 

 

- Kiểm tra, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 tại các huyện, thành phố.

 

 

- Triển khai điều chỉnh mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo Nghi định số 47/2012/NĐ-CP, ngày 30/6/2011 của Chính phủ.

 

 

 

          8. Công tác Văn phòng:

              - Thực hiện công tác tham mưu, báo cáo định kỳ và đột xuất; xây dựng kế hoạch cải cách hành chính năm 2012; tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành và hội nghị CBCC năm 2012; hội nghị kiểm điểm tự phê bình và phê bình năm 2011; Phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình phối hợp liên ngành với LĐLĐ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh; bổ sung sửa đổi Nội quy, quy chế của Sở và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở.

 

 

 

          Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

 

 

 

 

          - Thực hiện đầy đủ, kịp thời, công khai, dân chủ về công tác tổ chức  cán bộ, đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức: Thành lập các phòng của Trung tâm Giới thiệu việc làm; bổ sung sửa đổi quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm Dạy nghề Đăk Tô, Trung tâm bảo trợ xã hội.

 

 

- Tổ chức tập huấn, hội thảo nâng cao năng lực thực hiện công tác Bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ phụ nữ, có 125 đại biểu các sở, ban ngành, đoàn thể và các huyện, thành phố tham dự.

 

 

 

 

- Tổ chức rà soát thủ tục hành chính năm 2012 thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành; phối hợp Trung tâm chứng nhận phù hợp Quacert tổ chức đánh giá lần 02 (năm 2011) thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại Sở.

 

 

 

 

- Thực hiện đầy đủ các quy định về  tiếp nhận và trả kết quả nhận 152 hồ sơ của các tổ chức, cá nhân thuộc các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo cơ chế một cửa tại Sở.

 

 

 

 

- Tổ chức Hội nghị kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI); thẩm định hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, CCVC đối với các đơn vị trực thuộc Sở

         III. Đánh giá chung:

 

 

 

          - Nhiệm vụ, kế hoạch của ngành đã được quán triệt đến từng CCVC và được giao ngay trong những ngày đầu năm, đã tạo điều kiện cho toàn ngành triển khai tổ chức thực hiện có chất lượng và hiệu quả.

 

 

          - Ngành đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như: tham mưu UBND tỉnh tổ chức các hoạt động kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh liệt sĩ; phối hợp với Hội đồng giám định y khoa triển khai kế hoạch giám định 609 hồ sơ người trực tiếp tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học tại các huyện, thành phố; phối hợp với liên ngành Tài chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2012 theo cơ chế mới; Tham mưu UBND tỉnh triển khai Nghị quyết số 23/2012/NQ-HĐND, ngày 13/7/2012 của HĐND tỉnh về thông qua Đề án nâng cao chất lượng và đẩy nhanh công tác giảm nghèo tỉnh Kon Tum đến năm 2015; hoàn thành việc chuyển giao phần mềm quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo cho các huyện, thành phố; tổ chức thành công ngày việc làm lần thứ II năm 2012; tổ chức thành công Lễ phát động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia AT-VSLĐ&PCCN lần thứ 14 năm 2012; kiểm tra, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 toàn ngành.

 

 

 

 

- Công tác tư vấn tìm việc làm và học nghề, cung ứng giới thiệu lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp trong tỉnh đạt và vượt kế hoạch đề ra.

 

 

- Công tác đào tạo nghề được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện, bước đầu có sự chuyển biến tích cực về nhận thức, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm góp phần giảm nghèo, ổn định phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

 

 

 

 

- Tỷ lệ lao động tham gia học nghề và có việc làm mới, góp phần tăng năng suất và hiệu quả sản xuất, lao động nông thôn tận dụng được thời gian nông nhàn để sản xuất, một bộ phận lao động nông thôn chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp, một số hộ dân đã thoát nghèo.

 

 

 

 

- Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn được quan tâm đầu tư.

 

 

 

 

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm 5,14%, đạt 114,22% so với kế hoạch năm 2012.

 

 

 

 

- Các mục tiêu vì trẻ em, chiến lược bảo vệ trẻ em và chương trình về chăm sóc trẻ em đạt kế hoạch năm.

 

 

          - Công tác báo cáo, thông tin hai chiều đã được các huyện, thành phố quan tâm duy trì thường xuyên, nội dung, chất lượng báo cáo đạt yêu cầu.

 

 

 

 

          - Mối quan hệ trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ của ngành giữa các cấp đã được phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng hơn, mang lại hiệu quả cao; lề lối làm việc được cải thiện hợp lý và khoa học.

 

 

          - Tình hình công dân, đối tượng chính sách khiếu nại, tố cáo về quá trình tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội ở các địa phương giảm so với cùng kỳ năm 2011.

 

 

 

 

          - Công tác tự kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội đã được các huyện, thành phố quan tâm và thực hiện có hiệu quả góp phần điều chỉnh, bổ sung những sai sót, tồn tại trong quá trình thực hiện ở cơ sở.

 

 

 

 

Song vẫn còn những hạn chế như:

 

 

- Về Dạy nghề:

 

 

+ Công tác tuyên truyền chưa thường xuyên, một số các ban, ngành đoàn thể được Ban chỉ đạo phân công nhiệm vụ chưa phát huy tinh thần trách nhiệm. Do đó hiệu quả công tác tuyên truyền chưa cao và chưa có sức lan tỏa sâu rộng đề nhân dân biết các chính sách của Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

 

 

+ Chất lượng dạy và học được nâng lên nhưng chậm và không đồng đều.

 

 

 

 

+ Cấp xã, phường chưa thường xuyên theo dõi đánh giá số lượng lao động nông thôn sau khi đào tạo nghề có việc làm, theo dõi diễn biến lao động theo từng thời kỳ, lao động có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp theo các tiêu chí giám sát đánh giá.

 

 

 

 

+ Chưa huy động được doanh nghiệp tham gia dạy nghề, tuyển dụng lao động, bao tiêu sản phẩm và hỗ trợ cho lao động nông thôn tham gia học nghề.

 

 

 

 

          - Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về các lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội chưa được các cấp triển khai sâu rộng và thường xuyên, nên công tác vận động, tổ chức thực hiện còn gặp nhiều hạn chế, hoặc có nơi không nắm bắt được thông tin để tham gia thực hiện các chương trình, dự án của địa phương triển khai.

 

 

          - Một số chỉ tiêu đến nay đạt thấp hoặc chưa đạt so với kế hoạch năm đề ra như: Xuất khẩu lao động đạt 11,5%; vốn vay giải quyết việc làm giải ngân đạt 84,9%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo chung năm 2012 đạt khoảng 36,72% (Giảm 1,38% so với kế hoạch năm 2012); Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2012 đạt khoảng 23,6% (Giảm 0,7% so với kế hoạch năm 2012).

 

 

          - Mặc dù tỷ lệ giảm nghèo đạt và vượt kế hoạch đề ra. Nhưng vẫn còn ý ý kiến cho rằng: Công tác giảm nghèo còn chạy theo chỉ tiêu, nên việc bình xét hộ nghèo không sát thực tế, vì vậy công tác giảm ngèo không bền vững, số hộ tái nghèo cao.

 

 

 

 

- Việc quản lý, sử dụng kinh phí và tổ chức đâò tạo nghề của các cơ sở dạy nghề thực hiện chưa đúng với quy định ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng đào tạo nghề.

 

 

- Công tác quyết toán các nguồn kinh phí được phân bổ hàng năm các huyện, thành phố chưa chấp hành đúng tiến độ quy định.

 

 

 

 

- Công tác tự kiểm tra, kiểm tra toàn diện định kỳ việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công còn ít, chưa được quan tâm nên chưa kịp thời phát hiện, chấn chỉnh tồn tại, sai sót trong quá trình tổ chức thực hiện. Vì vậy, một số chế độ, chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước chưa đến được với nhân dân kịp thời. Đặc biệt là Người có công với cách mạng là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa trong khi đời sống của các đối tượng còn nhiều khó khăn.

 

 

 

 

Nguyên nhân:

 

 

- Tình hình diễn biến phức tạp của nền kinh tế của thế giới nói chung và nước ta nói riêng đã ảnh hưởng không ít đến công tác xuất khẩu lao động, thu hút lao động vào làm việc tai các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người lao động, an sinh xã hội và đời sống nhân trên địa bàn tỉnh.

 

 

Các doanh nghiệp được Cục QLLĐNN giới thiệu vào tuyển dụng lao động đi Malaysia trong năm đã không tuyển được vì mức lương quá thấp, trong khi các chi phí lại cao, nên lao động không muốn đăng ký tham gia. Do đó không thu hút được lao động đăng ký. Ngoài ra, một số doanh nghiệp XKLĐ do Cục QLLĐNN giới thiệu của năm trước tuyển dụng lao động đi XKLĐ chưa đúng qui trình gây tâm lý hoang mang, lo ngại đối với người lao động, vì vậy công tác tuyên truyền để người lao động hiểu và đăng ký tham gia XKLĐ lại còn gặp rất nhiều khó khăn cho dù chế độ ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước không chỉ ở những huyện nghèo nữa mà đã mở rộng trên phạm vi toàn tỉnh.

 

 

- Chương trình vốn vay giải quyết việc làm: việc phân phối vốn và điều hành vốn theo nhiều đầu mối như hiện nay không phù hợp, vốn bị dàn trải, kém hiệu qủa. Nguồn vốn giao qua nhiều đầu mối, mỗi Đơn vị điều hành mỗi cách khác nhau nên không thể điều phối linh hoạt nguồn vốn giữa các đơn vị và giữa các địa phương với nhau. Do vậy, vốn cho vay chưa được tập trung cho các dự án giải quyết việc làm có hiệu quả.

 

 

          - Nguồn kinh phí các Chương trình mục tiêu giao chậm, nên việc thông báo giao chỉ tiêu kế hoạch cho các đơn vị cơ sở thực hiện chậm so với quy định như: Chương trình giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho nông thôn...

 

- Chính phủ thay đổi một số chính sách, cơ chế đào tạo nghề cho lao động thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg

 

[19]. Đồng thời, nguồn kinh phí các Chương trình mục tiêu quốc gia đến cuối tháng 8 năm 2012 mới được phân bổ, do đó đã ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh và tổ chức đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh.

 

 

 

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về triển khai đào tạo nghề nông nghiệp, do đó các huyện, thành phố còn lúng túng trong tổ chức thực hiện. Các địa phương bị áp lực về tỷ lệ lao động sau đào tạo phải có việc làm từ 70% trở lên.

 

 

          - Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý ở các cơ sở vẫn còn thiếu về số lượng, thiếu kinh nghiệm; năng lực sư phạm, khả năng tổ chức các hoạt động dạy nghề của giáo viên còn nhiều hạn chế.

 

 

          - Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về các lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội chưa được các cấp triển khai sâu rộng và thường xuyên, nên công tác vận động, tổ chức thực hiện còn gặp nhiều hạn chế, hoặc có nơi không nắm bắt được thông tin để tham gia thực hiện các chương trình, dự án của địa phương triển khai.

 

- Đội ngũ cán bộ làm công tác Lao động-TBXH ở các huyện, thành phố còn thiếu và yếu, nhất là cấp cấp xã ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trình độ, khả năng còn nhiều hạn chế, chủ yếu làm công tác kiêm nhiệm, lại thường xuyên thay đổi, chế độ đãi ngộ về tiền lương thấp(

 

[20]); người dân vùng sâu, vùng đồng bào DTTS còn có khoảng cách khá xa về nhận thức, hiểu biết và sự tự giác thực hiện chính sách so với vùng đô thị. Vì vậy, dẫn đến một số hạn chế, thiếu sót trong việc thực thi chính sách đối với người có công ở cơ sở.

 

 

 

Phần thứ ba

 

Phương hướng nhiệm vụ năm 2013.


 

I. Mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ:

 

 

 

- Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội do Nghị quyết XIV tỉnh Đảng bộ đề ra và mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ của ngành 5 năm (2011-2015).

 

 

 

 

- Năm 2013 là bản lề thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 5 năm (giai đoạn 2011 – 2015). Sở Lao động-TBXH Kon Tum xây dựng  mục tiêu, kế hoạch, chỉ tiêu nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 như sau:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Mục tiêu

 

 

- Nâng cao chất lượng, tăng trưởng gắn với tái cơ cấu kinh tế đi đôi với việc tiếp tục ổn định, bảo đảm phát triển bền vững, tạo đà cho việc thức hiện thắng lợi các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2011 – 2015).

 

 

- Phát triển dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần cho người lao động,  người có công với cách mạng và những người yếu thế; tiếp tục thực hiện xoá đói giảm nghèo; bảo đảm an sinh xã hội; giảm tệ nạn xã hội góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng bền vững.

 

  2. Chỉ tiêu chủ yếu

 

(1). Tạo việc làm 6.000 người, trong đó: tạo việc làm trong nước 5.800 người; xuất khẩu lao động 200 người. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 2,65%. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động; cải thiện điều kiện làm việc, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tranh chấp lao động.

 

 

(2). Tuyển mới dạy nghề 4.710 người (trong đó cao đẳng, trung cấp nghề 350 người; sơ cấp nghề, dạy nghề thường xuyên 4.360 người).

 

 

 Tỷ lệ lao động qua đào tạo chung đạt 39,02%, trong đó qua đào tạo nghề là 25,10% (Kể cả dài hạn và ngắn hạn).

 

 

 (3). 95% hộ gia đình chính sách người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú; 90,72% xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ người có công; xây mới 100 nhà, sửa chữa, nâng cấp 50 nhà tình nghĩa;  huy động quỹ đền ơn đáp nghĩa 1,2 – 1,5 tỷ đồng.

 

 

 (4). Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 4 – 5%.

 

 

 (5). Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đã ban hành cho đối tượng yếu thế; cải thiện, nâng cao mức sống cho đối tượng xã hội, tạo điều kiện để các đối tượng tự khắc phục khó khăn vươn lên hoà nhập cộng đồng.

 

 

 

Hỗ trợ kịp thời, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân vùng bị ảnh hưởng thiên tai, bão lụt, mất mùa. 

 

 

 

 

(6) Giảm 0,5% tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt so với năm 2012; nâng tỷ lệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị nhiễm chất độc hóa học được trợ giúp đạt 92%; giảm 10% so với năm 2012 tình trạng: lạm dụng ngược đãi, xâm hại tình dục trẻ em, buôn bán, bắt cóc trẻ em, ma túy trong trẻ em, trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em lang thang kiếm sống, trẻ em bị tai nạn thương tích; tuyên truyền phòng ngừa nhằm giảm thiểu số trẻ em tham gia lao động sớm bằng nhiều hình thức phù hợp; có 100% số trẻ em khuyết tật nặng, tàn tật, bị nhiễm HIV/AIDS được trợ giúp, bảo vệ, chăm sóc; xây dựng được 01 trung tâm công tác xã hội trẻ em cấp tỉnh, huyện; xây dựng mới và duy trì các điểm mô hình tham vấn bảo vệ chăm sóc trẻ em tại cộng đồng; có 20 xã phường đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em; có 33 câu lạc bộ bảo vệ trẻ em; 20 xã có mạng lưới BVTEDVCĐ hoạt động có hiệu quả; 270 ngôi nhà an toàn cho trẻ em được xây mới và duy trì; 02 mô hình nhà xã hội và ngôi nhà nhỏ tiếp tục hoạt động có hiệu quả; khoảng 500 lượt cán bộ cấp cơ sở được tăng cường kiến thức về quyền trẻ em, kỹ năng về bảo vệ trẻ em.

 

 

 

 

(7). Duy trì tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp đạt từ 16% trở lên; nữ tham gia hội đồng nhân dân cấp tỉnh đạt 34%, cấp huyện, thành phố đạt trên 30%, cấp cơ sở đạt trên 26% ; tỷ lệ đảng viên nữ kết nạp mới đạt 40% trong tổng số đảng viên mới kết nạp; các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo từ cấp phòng, ban trở lên đạt trên 25% so với tổng số lãnh đạo cơ quan, đơn vị.

 

 

 (8). Cơ bản những người nghiện ma tuý, người bán dâm được cai nghiện, chữa trị, dạy nghề, tạo việc làm với các hình thức phù hợp; trong đó, khoảng 85% người nghiện ma tuý, người bán dâm có hồ sơ quản lý được cai nghiện, chữa trị, dạy nghề trong các cơ sở Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội.

 

 

II. Nhiệm vụ:

 

 

 

 

 

1. Lao động - việc làm, xuất khẩu lao động

 

 

 

- Tăng cường hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm của Trung tâm giưới thiệu việc làm, đa dạng hóa các các hoạt động giao dịch việc làm, góp phần tích cực kết nối cung – cầu lao động tạo nhiều việc làm cho người lao động trong tỉnh.

 

 

 

 

- Tăng cường công tác tuyên truyền gáo dục pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thục hiện các quy định của pháp luật về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghệp, an toàn lao động.

 

 

 

 

- Thực hiện có hiệu quả quyết định 71/2008/QĐ-TTg về Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững giai đoạn 2009 -  2020.

 

 

 

 

- Nâng cao năng lực lực lượng thanh tra lao động, cán bộ làm công tác lao động tại các cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện, khu công nghiệp, khu chế xuất.

 

 

 

 

2. Dạy nghề

 

 

 

- Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch mạng lưới dạy nghề về quy mô, cơ cấu cấp trình độ, ngành nghề đến năm 2020 phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhằm đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật chất lượng cao cho thị trường lao động trong nước, xuất khẩu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động, theo hướng:

 

 

+ Ổn định cơ sở vật chất các Trung tâm dạy nghề để đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp, dạy nghề dưới 3 tháng nhằm phổ cập nghề và đào tạo lại nghề cho người lao động góp phần tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động nhất là lao động nông thôn và dân tộc thiểu số (Đối với Trung tâm dạy nghề cho lao động nông thôn thực hiện theo Quyết định số 1956/QĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”).

 

 

- Đa dạng hoá các hình thức, các phương pháp dạy nghề phù hợp với đối tượng học nghề và yêu cầu sản xuất, góp phần đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp cho sản xuất, dịch vụ, cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và cho chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

 

 

- Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về dạy nghề theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, gắn trách nhiệm và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.

 

 

 

 

 

3. Chính sách Người có công

 

 

 

- Tập trung triển khai thức hiện tốt Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi); tiếp tục xử lý các trường hợp còn tồn đọng về xác nhận, công nhận người có công để những người thực sự có công với cách mạng được hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước.

 

 

- Thực hiện chi trả đúng, kịp thời các khoản trợ cấp ưu đãi hàng tháng cho đối tượng; thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ ưu đãi theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

 

 

- Phối hợp với Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tăng cường thông tin, tuyên truyền về phong trào "Đền ơn đáp nghĩa": xây dựng nhà tình nghĩa; phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; đỡ đầu con liệt sỹ, thương binh... xây dựng “xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công"; vận động đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa.

 

 

- Lồng ghép các nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm, Dạy nghề, Giảm nghèo, Hỗ trợ nhà ở người nghèo theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ưu tiên hỗ trợ về nhà ở, học nghề, tạo việc làm, phát triển kinh tế, nhất là các hộ chính sách thuộc diện hộ nghèo, chưa đạt mức sống trung bình dân cư nơi cư trú.

 

 

 

 

4. Giảm nghèo

 

 

 

- Thông qua các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành đảm bảo hợp lý chênh lệch về phát triển và giàu nghèo giữa các vùng, các nhóm dân cư, các dân tộc; khuyến khích tăng nhanh hộ giàu, giảm mạnh hộ nghèo, khuyến khích hộ nghèo tự lực thoát nghèo, vươn lên khá giả.

 

 

- Tập trung chỉ đạo, giám sát thực hiện Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững đén năm 2015 trên địa bàn tỉnh; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ trực tiếp đến người dân như hỗ trợ nhà ở, sản xuất, lương thực; chính sách tăng cường, luân chuyển cán bộ chủ chốt, cán bộ kỹ thuật cho xã nghèo; chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động...

 

 

 

- Lồng ghép các chương trình, dự án mở rộng và đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nâng cao kiến thức, trình độ tay nghề cho người nghèo để tạo việc làm tại chỗ, tham gia lao động trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động.

 

 

 

 

 

 

 5. Bảo trợ xã hội

 

 

 

- Triển khai thực hiện Luật Người cao tuổi, Luật người khuyết tật với các hoạt động: xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá; thống kê đối tượng, xây dựng cơ sở dữ liệu; tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ; xây dựng, triển khai thực hiện mô hình, đề án trợ giúp...

 

 

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo trợ xã hội các cấp; kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách, chế độ đối với đối tượng bảo trợ xã hội đã ban hành; khuyến khích các tỉnh, thành phố có điều kiện nâng mức trợ cấp xã hội để cải thiện đời sống cho đối tượng.

 

- Thực hiện đề án phát triển nghề công tác xã hội

 

[21]; đào tạo đội ngũ cán sự xã hội, xây dựng và hình thành mạng lưới cán sự xã hội tại thôn, bản, xã, phường; chăm sóc đối tượng xã hội dựa vào cộng đồng; tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia giúp đỡ những người thiệt thòi trong xã hội; phát triển và sử dụng có hiệu quả các quỹ từ thiện, nhân đạo.

 

 

 

- Lồng ghép các Chương trình Mục tiêu Quốc gia và các chương trình kinh tế - xã hội tại địa phương để tạo việc làm, dạy nghề … ưu tiên cho đối tượng yếu thế, nhất là người tàn tật, trẻ em lang thang… giúp họ tự vươn lên hoà nhập cộng đồng.

 

 

- Theo dõi sát tình hình thiếu đói giáp hạt, thiệt hại do thiên tai để tham mưu chỉ đạo kịp thời hoạt động cứu trợ tại địa phương và đề xuất các giải pháp khắc phục hậu quả; xây dựng, triển khai thực hiện các mô hình phòng tránh và cứu trợ phù hợp để kịp thời ứng phó và hạn chế các tác động xấu của thiên tai, hướng dẫn người dân chủ động phòng chống, cứu giúp lẫn nhau khi gặp thiên tai.

 

 

 

 

6. Bảo vệ và chăm sóc trẻ em

 

 

 

 

- Củng cố, tăng cường bộ máy làm công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách quốc gia và công ước quốc tế vì trẻ em.

 

 

 

- Tạo môi trường thuận lợi để thực hiện toàn diện quyền trẻ em, tạo môi trường an toàn, lành mạnh để trẻ em được phát triển toàn diện; ngăn chận và đẩy lùi nguy cơ xâm hại trẻ em, phát hiện xử lý nghiêm minh các hành động bạo lực trẻ em, xâm hại trẻ em.

 

 

- Nhân rộng mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em, xây dựng và thống nhất khung thực hành chuẩn về sự tham gia của trẻ em; mô hình về quyền tham gia của trẻ em trong nhà trường và cộng đồng; mô hình thực hiện quyền khai sinh, chăm sóc sức khoẻ dinh dưỡng, vui chơi giải trí, văn hoá thể thao của trẻ em...; mô hình thí điểm bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhất là trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS; thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về phòng chống HIV/AIDS cho trẻ em; mô hình phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật, mô hình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em; mô hình hỗ trợ trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em bị buôn bán theo tiêu chuẩn quốc tế và xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em.

 

 

- Kiện toàn và phát huy hiệu quả hệ thống Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp; đổi mới hình thức, nội dung vận động, hoạt động của quỹ hàng năm thực hiện các hoạt động trợ giúp trẻ em nghèo, tàn tật, không nơi nương tựa về y tế, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm... .

 

 

 

 

7. Thực hiện bình đẳng giới

 

 

 

- Xây dựng, kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về Bình đẳng giới, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và cộng tác viên thực hiện công tác Bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ.

 

 

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về Luật Bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn thi hành thông qua các lớp tập huấn, các phương tiện thông tin đại chúng một cách thiết thực, phù hợp với từng ngành, từng địa phương, từng nhóm đối tượng để tạo sự chuyển biến sâu sắc nhận thức về Bình đẳng giới trong xã hội.

 

 

- Tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Pháp luật về Bình đẳng giới; xây dựng cơ sở dữ liệu, tiêu chí, hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá về bình đẳng giới.

 

 

- Lồng ghép các chỉ tiêu, mục tiêu bình đẳng giới, kế hoạch hành động vì tiến bộ phụ nữ vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của các ngành, các cấp.

 

 

 

 

8. Cai nghiện phục hồi, phòng, chống tệ nạn mại dâm

 

 

 

- Huy động tổ chức Đoàn các cấp, nhà trường thực hiện đồng bộ các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động thanh niên tránh xa con đường ma tuý, mại dâm; phát động phong trào toàn dân phát hiện người nghiện, vận động đối tượng nghiện và gia đình người nghiện tự khai báo và đăng ký hình thức cai nghiện; xây dựng lực lượng tình nguyện viên ở các xã phường. Đưa công tác cai nghiện phục hồi, phòng chống mại dâm vào chỉ tiêu đánh giá hoàn thành nhiệm vụ đối với cấp uỷ, chính quyền các cấp.

 

 

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, truy quét, xử lý vi phạm và lập hồ sơ đưa đi giáo dục các đối tượng hành nghề mại dâm và các nhà hàng, cơ sở tổ chức hoạt động mại dâm; tăng cường vai trò giám sát của nhân dân đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm.

 

 

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc vận động xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội, phối hợp với mặt trận, đoàn thể và toàn xã hội vận động, nâng cao nhận thức về phòng ngừa các hiểm hoạ ma tuý, mại dâm, HIV.

 

 

III. Giải pháp:

 

 

- Đổi mới chỉ đạo, điều hành trong tổ chức thực hiện chỉ tiêu kế hoạch, đảm bảo sâu sát, cụ thể và hiệu quả. Đề cao trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị.

 

 

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật; hướng dẫn việc thực hiện chính sách, chế độ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động, an toàn, bảo hộ lao động; thực hiện đồng bộ các giải pháp để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, lành mạnh, thí điểm xây dựng thỏa ước lao động tập thể ngành; tăng cường kiểm tra nắm bắt và giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động, nhằm giảm thiểu các vụ đình công, lãn công của người lao động trong các doanh nghiệp.

 

 

- Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đã ban hành, chi trả trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng, đối tượng xã hội, người nghèo; tiếp tục đẩy mạnh các phong trào đền ơn đáp nghĩa, từ thiện, nhân đạo bằng nhiều hoạt động thiết thực, huy động thêm các nguồn lực xã hội để góp phần đảm bảo ổn định và từng bước nâng cao mức sống các gia đình chính sách, người nghèo. Tăng cường kiểm tra, nắm tình hình đời sống của nhân dân, nhất là người nghèo, đồng bào dân tộc ở vùng cao, vùng sâu, ở các địa phương bị thiên tai, dịch bệnh nặng, những người có thu nhập thấp, kinh tế quá khó khăn do tác động của chỉ số giá cả tăng mạnh, để có giải pháp hỗ trợ, cứu trợ kịp thời, không để người dân bị đói, trẻ em bỏ học, tạo điều kiện cho họ ổn định đời sống và sản xuất.

 

 

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách các thủ tục hành chính nhằm đảm bảo tính pháp lý, hiệu quả và minh bạch trong giải quyết các thủ tục hành chính, giảm phiền hà và loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo đối với các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp, người dân; đổi mới chỉ đạo, điều hành hướng tới cơ sở, sát đối tượng.

 

 

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đánh giá quá trình triển khai thực hiện kế hoạch; thực hiện công khai, minh bạch trong phân bổ, sử dụng, quyết toán các nguồn kinh phí, các dự án đầu tư, các dự án viện trợ; công khai đối tượng hưởng chính sách, công khai việc tuyển chọn lao động xuất khẩu, chống tiêu cực, vi phạm; chấn chỉnh chế độ thông tin, báo cáo đối với các địa phương, cơ sở đảm bảo thông tin quản lý kịp thời, chính xác; có cơ chế kiểm tra chéo lẫn nhau trong ngành, cơ chế giám sát của nhân dân để ngăn chặn và xử lý kịp thời những trường hợp cán bộ công chức lợi dụng chức vụ để nhũng nhiễu, phiền hà, gây bất bình trong nhân dân.

 

 

 

 

 

Trên đây là báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013 Sở Lao động-TBXH tỉnh Kon Tum/.

 

 

 

 

 

 

 

Nơi nhận:

 

- Bộ Lao động-TBXH (b/cáo);

 

 

- Tỉnh ủy (b/cáo);

 

 

- HĐND tỉnh (b/cáo);

 

 

- UBND tỉnh (b/cáo);

 

 

- Ban Tuyên giáo T.U (b/cáo);

 

 

- Sở KHĐT (b/cáo);

 

 

- Lưu VT.02. (Cường).

 

 

 

KT.GIÁM ĐỐC

 

 

PHÓ GIÁM ĐỐC

 

 

 

 

 

(đã ký)

 

 

 

 

 

Phạm Hữu Kiểm

 

 

 

 

 

 

 

 



([1])  Số liệu báo cáo đến ngày 15/12/2012

 

([2]) Số người tham gia BHXH bắt buộc: 12.848 người. Trong đó: Số người tham gia BHXH của các Doanh nghiệp nhà nước: 9.756 người; số người tham gia BHXH tự nguyện: 191 người.

 

([3])  - 03 lớp cho đối tượng là người sử dụng lao động, cán bộ làm công tác AT-VSLĐ trong doanh nghiệp; Chủ nhiệm hoặc phó chủ nhiệm, cán bộ làm công tác an toàn – vệ sinh lao động của hợp tác xã; Tổ trưởng, tổ phó của các tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh. Với tổng số 135 người tham dự.

 

- 01 lớp Huấn luyện cho người làm công tác AT-VSLĐ, người lao động làm nghề NHNNĐH, người làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ với 47 người tham dự.

 

 

- 02 lớp cho đối tượng là người sử dụng lao động, cán bộ làm công tác AT-VSLĐ trong doanh nghiệp với 121 người tham dự.

 

- 02 lớp nâng cao năng lực, đào tạo cán bộ nguồn về công tác AT-VSLĐ cho 97 xã phường thị trấn, 09 phòng Lao động - TBXH và Ban quản lý khu kinh tế tỉnh.

([4]) Ngày việc làm có 13 đơn vị tham gia: Cty TNHH MTV Cao su Chư Mo Ray;  Cty cổ phần cao su Sa Thầy; Xí nghiệp May Kon Tum; Cty 78 - Binh đoàn 15; Tổng đội TNXP.; Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên tỉnh; Trung tâm Giới thiệu việc làm; Trường trung cấp nghề Kon Tum; Trung tâm Dạy nghề Đắk Hà; Trung tâm Dạy nghề Đắk Tô; Cty Xây dựng 47 - Bộ Nông nghiệp; Trường Cao đẳng KTKT Kon Tum.

 

 

([5]) Lao động huyện nghèo (Tu Mơ Rông)  có 07 lao động  đi làm việc có thời hạn ở Malaisia.

 

([6]): Gồm: huyện Đăk Hà, Đăk Tô, Kon Plong, Kon Rẫy, Sa Thầy, ĐăkGlei, Ngọc Hồi và TP Kon Tum do Trường Trung cấp nghề thực hiện; các Trung tâm đủ điều kiện dạy nghề gồm: Đăk Hà, Đăk Tô, Kon Plong, Kon Rẫy.

([7]): Huyện Tu Mơ Rông chưa thành lập Trung tâm dạy nghề..

([8]) Trung tâm dạy nghè huyện Đăk GLei, Trung tâm dạy nghề huyện Sa Thầy.

 

([9])  Trung tâm Dạy nghề Đăk Tô  tổ chức cấp bằng Tốt nghiệp cho 30 hoc viên  lớp liên kết hệ Trung cấp với Trường Cao đẳng nghề Nông Lâm Nam bộ.

 

([10]) Theo báo cáo sô 91/BC-TrTCN, ngày 17/12/2012 của Trường Trung cấp nghề, năm 2012 tuyển sinh 298 học viên (đạt 96,10%), trong đó học sinh dân tộc thiểu số 254 học viên, chiếm 85,23%.

 

([11]) - Quyết định số 735/QĐ-UBND ngày 14/08/2012 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2012.

 

 

- Công văn số 1457/UBND-VX ngày 14/08/2012 của UBND tỉnh Kon Tum về việc giao chỉ tiêu dạy nghề năm 2011 chuyển sang.

 

([12]) Báo cáo 42/BC-BCĐ, ngày 23/3/2012 của BCĐ triển khai thực hiện quyết định 1956/QĐ-TTg tỉnh.

 

([13]) Gồm 5 huyện, thành phố tổ chức Hội nghị biểu dương NCC tiêu biểu: Thành phố Kon Tum, huyện Ngọc Hồi, Đăk Hà, Sa Thầy, Đăk Tô.

 

([14])  Quà của UBND tỉnh: 6.040 xuất, trị giá 637,1 tr.đ; Quà các sở, ban ngành và các đoàn thể: 218 xuất, trị giá 109,6 tr.đ; Quà của các huyện, thành phố: 3.501 xuất, trị giá 450,6 tr.đ.

 

([15]) Quyết dịnh số 1148/QĐ-UBND, ngày 04/12/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2012.

 

([16]) Trong đó: Tiền mặt: 1.563,278 tr.đ; hàng quy ra tiền: 5.676.779 tr.đ.

 

([17])  Có 03 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết (trong đó: 01 đơn tố cáo hưởng chế độ chính sách người có công giúp đỡ cách mạng không đúng quy định, ở phường Quang Trung, TP. Kon Tum; 01 đơn tố cáo hưởng trợ cấp tuất liệt sĩ hàng tháng  trùng chế độ tại 02 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam tại Thị trấn Đăk GLei, huyện Đăk GLei; 01 đơn tố cáo hưởng chế độ người tham gia kháng chiến bị nhiễm CĐHH không dúng quy định tại Thị trấn Đăk hà, huyện Đăk Hà).

 

([18]) Không thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở.

 

([19]) - Công văn số 964/LĐTBXH-KHTC, ngày 04/04/12012 của Bộ Lao động-TBXH  về việc thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

 

- Công văn số 1105/BNN-TCCB, Ngày 18/04/2012 của Bộ Nông nghiệp - PTNT  về việc chỉ đạo triển khai đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

 

([20]) Tính đến 30/6/2012, theo báo cáo của các huyện, thành phố, toàn tỉnh có tổng số CCVC xã phường: 97 người. Trong đó: biên chế: 23, hợp đồng: 74; trình độ văn hóa: THPT: 77, THCS: 15, còn lại: 05; Trình độ chuyên môn: đại học: 14, cao đẳng: 06, trung cấp: 45, còn lại: 32.

[21] Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

 

 

 

Số lượt xem:2031

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Trang thông tin điện tử Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Tầng 5, Tòa nhà A, Trung tâm Hành chính tỉnh Kon Tum, tổ 8 - phường Thống Nhất - TP Kon Tum - tỉnh Kon Tum.
Người chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: 0260.3862524; Fax: 0260.3862524; Email: sld@kontum.gov.vn.

Chung nhan Tin Nhiem Mang


581296 Tổng số người truy cập: 668 Số người online:
TNC Phát triển: