banner
Chủ nhật, ngày 19 tháng 1 năm 2025
Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020
14-8-2018

Theo đó, Thông tư này quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp của ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn viện trợ không hoàn lại hỗ trợ trực tiếp ngân sách) để thực hiện Chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020 (sau đây viết tắt là Chương trình); trừ các khoản hỗ trợ có mục đích, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, hoặc các khoản hỗ trợ mà nhà tài trợ hoặc đại diện có thẩm quyền của nhà tài trợ và Bộ Tài chính đã có thỏa thuận về nội dung và mức chi.

Kinh phí thực hiện Chương trình gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác. Thông tư quy định rõ nội dung và mức chi đặc thù của từng dự án. Nội dung chi thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát triển hệ thống trợ giúp xã hội đối với các đối tượng yếu thế, phòng ngừa mại dâm, bảo vệ trẻ em, bình đẳng giới.

Riêng đối với dự án phát triển hệ thống trẻ em, Thông tư quy định rõ về chi hỗ trợ Trung tâm công tác xã hội trẻ em hoặc hợp phần trẻ em trong Trung tâm công tác xã hội, Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em cấp huyện hoặc Văn phòng tư vấn bảo vệ trẻ em cấp huyện. Cụ thể, hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, đồ dùng cần thiết để cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với mức hỗ trợ theo Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tối đa 1,3 tỷ đồng/trung tâm đối với Trung tâm công tác xã hội trẻ em hoặc hợp phần trẻ em trong Trung tâm công tác xã hội; tối đa 500 triệu đồng/cơ sở, văn phòng đối với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em cấp huyện hoặc Văn phòng tư vấn bảo vệ trẻ em cấp huyện.

Ngân sách Nhà nước cũng chi hỗ trợ hoạt động cung cấp và kết nối dịch vụ bảo vệ trẻ em; thiết lập mạng lưới kết nối, tiếp nhận và xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em. Cụ thể, chi hỗ trợ trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong thời gian lưu trú tạm thời tại địa điểm lưu trú; chi hỗ trợ người cung cấp thông tin về trẻ em 60.000 đồng/trẻ em; chi hỗ trợ cho người đưa trẻ em cần bảo vệ khẩn cấp đến trung tâm, cơ sở với mức hỗ trợ tiền ăn: 70.000 đồng/người/ngày, không quá 03 ngày và tối đa 02 người...

Đồng thời chi xây dựng, triển khai mô hình hỗ trợ can thiệp, trợ giúp trẻ em. Các loại mô hình hỗ trợ can thiệp, trợ giúp trẻ em gồm: Mô hình kết nối, chuyển gửi, tìm gia đình chăm sóc thay thế cho các đối tượng trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; mô hình cung cấp, kết nối dịch vụ trợ giúp chăm sóc sức khỏe, giáo dục, trợ giúp pháp lý và dịch vụ xã hội cơ bản cho trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; mô hình thí điểm chăm sóc thay thế cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Về hình thức thực hiện, ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí xây dựng mô hình trong dự toán chi của các Bộ, cơ quan trung ương chủ trì thực hiện mô hình và bổ sung có mục tiêu cho các địa phương để triển khai mô hình. Kinh phí nhân rộng mô hình do ngân sách địa phương bảo đảm.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2017.

 

Tổng hợp: Mỹ Quý

Số lượt xem:1857

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Trang thông tin điện tử Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Tầng 5, Tòa nhà A, Trung tâm Hành chính tỉnh Kon Tum, tổ 8 - phường Thống Nhất - TP Kon Tum - tỉnh Kon Tum.
Người chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: 0260.3862524; Fax: 0260.3862524; Email: sld@kontum.gov.vn.

Chung nhan Tin Nhiem Mang


580660 Tổng số người truy cập: 448 Số người online:
TNC Phát triển: