banner
Thứ 7, ngày 18 tháng 1 năm 2025
Một số kết quả nối bật triển khai các dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06
6-9-2024
Theo lộ trình đặt ra tại Đề án 06/CP và các Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022, Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 28/02/2024, các bộ ngành địa phương phải tích hợp, cung cấp 76 dịch vụ công thiết yếu trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Trong năm 2022 đã cung cấp 25/25 dịch vụ công thiết yếu, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đạt 4,17%, số lượng tài khoản dịch vụ công đạt hơn 3,8 triệu tài khoản; năm 2023 đã cung cấp 38/53 dịch vụ công thiết yếu, số lượng hồ sơ trực tuyến đạt 29,29%, số lượng tài khoản dịch vụ công đạt 6,8 triệu tài khoản; đến tháng 8/2024 đã cung cấp 43/76 dịch vụ công thiết yếu, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đạt 43,54%, số lượng tài khoản dịch vụ công đạt 20,9 triệu tài khoản.

Về hoàn thiện thể chế: Quốc hội thông qua 02 Luật; Chính phủ ban hành 07 Nghị định và 01 Quyết định để thúc đẩy triển khai dịch vụ công trực tuyến. Văn phòng Chính phủ đã nghiên cứu, xây dựng tài liệu hướng dẫn Mô hình Bộ phận một cửa theo hướng kết hợp cung cấp dịch vụ công của các đơn vị hành chính trên cùng địa bàn, để đề xuất triển khai thí điểm tại 04 địa phương (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ninh).

 

Đã có 63/63 địa phương tham mưu với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành Nghị quyết miễn giảm phí, lệ phí. Đặc biệt, có 04 địa phương (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Thái Bình) đã thông qua chính sách áp dụng mức phí "không đồng" đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền đến hết 31/12/2025. Dự kiến Ngân sách không thu sẽ hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khoảng 37 tỷ đồng/năm khi thực hiện tại TP Hà Nội.

 

Các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện đơn giản hóa 828/1.084 thủ tục hành chính được giao, đạt 76% theo 19 Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ. Trong đó, đã có 07 bộ, cơ quan hoàn thành thực hiện 100% phương án đơn giản hóa; 10 bộ, cơ quan dạt trên 50%. Thành phố Hà Nội là địa phương đầu tiên thực hiện phương án "ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính" với hơn 600 thủ tục được thực hiện ủy quyền từ Thành phố về các sở, ngành; từ các sở, ngành về cho UBND các quận, huyện, thị xã và UBND cấp xã, thời gian ủy quyền tiếp tục tới hết năm 2025.

 

Với vai trò, trách nhiệm gương mẫu, đi đầu, Bộ Công an đã tổ chức triển khai và đạt được 04 kết quả nổi bật, đó là: (1) Chúng tôi đã hoàn thành cung cấp 224/224 dịch vụ công theo thẩm quyền trên Cổng Dịch vụ công Bộ Công an, đạt tỷ lệ 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến (vượt tiến độ Chính phủ giao hoàn thành trong năm 2025). (2) Chỉ đạo lực lượng Công an toàn quốc quyết liệt tạo lập công cụ số cho người dân (100% công dân đã được cấp mã số định danh cá nhân; 86,3 triệu công dân đã được cấp thẻ căn cước gắn chíp điện tử; hơn 75,7 triệu tài khoản định danh điện tử đã được cấp và kích hoạt trên 55,25 triệu tài khoản) để thực hiện dịch vụ công trực tuyền. (3) Đẩy mạnh triển khai các dịch vụ công trên VNeID như: triển khai hiệu quả thí điểm cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp trên VNeID tại TP Hà Nội (43.183 hồ sơ) và tỉnh Thừa Thiên Huế (4.183 hồ sơ) từ ngày 22/4/2024, là căn cứ quan trọng để Chính phủ xem xét, quyết định mở rộng thí điểm trên toàn quốc từ 01/10/2024. Triển khai dịch vụ công toàn trình "Đăng ký, cấp biển số xe lần đầu trên VNeID" từ 1/8/2024, đến nay đã tiếp nhận 151 hồ sơ. (4) Ký kết Kế hoạch phối hợp với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam trong việc hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến, đến nay, đã có 83,5% điểm bưu điện/bưu cục thực hiện tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính và hướng dẫn 1,3 triệu lượt người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

 

Một số tồn tại, hạn chế: (i) Về pháp lý, Bộ Thông tin và Truyền thông chưa hoàn thành định mức kinh tế - kỹ thuật cho hoạt động hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ, ngành, địa phương do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bựu chính công ích thực hiện và hoàn thành việc tích hợp giải pháp ký số từ xa với Công dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 27/CT-TTg, ngày 27/10/2023. (ii) Đối với 76 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06/CP, hiện còn 06 Bộ, ngành (Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Tư pháp, Lao động Thương binh và Xã hội; Tài nguyên và Môi trường; Liên đoàn thương mại và Công nghiệp Việt Nam) chưa hoàn thành tích hợp, cung cấp 10 thủ tục hành chính trên Cổng dịch công quốc gia. (iii) Về hạ tầng công nghệ, còn 27/63 địa phương chưa thực hiện điều chỉnh Hệ thống thông tin giải quyết TTHC theo Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 của Chính phủ. Nguy cơ: Không kết nối được với phần mềm dịch vụ công liên thông, dẫn đến người dân không thực hiện được các TTHC liên thông "Khai sinh", "khai tử", gây mất lòng tin với người dân. (iv) Về dữ liệu, hiện nay, các dữ liệu gốc như dữ liệu hộ tịch, đất đai đã được số hóa nhưng chưa sử dụng được để cắt giảm các thủ tục hành chính, gây lãng phí (đã có 28 địa phương hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch và 455 huyện đã số hóa 46 triệu thửa đất). (v) Về an ninh an toàn bảo mật, còn 33/135 Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính chưa đáp ứng tất cả các tiêu chí an toàn, an ninh mạng theo Công văn số 708/BTTT-CATTT; 23/135 Hệ thống thông tin chưa thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn, an ninh, dẫn đến nguy cơ tồn tại lỗ hổng bảo mật, hệ thống không đảm bảo an ninh, an toàn để kết nối, khai thác dữ liệu, cắt giảm giấy tờ cho người dân, không phục vụ hiệu quả việc tái sử dụng thành phần hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, không thúc đẩy việc sử dung dịch vụ công.

 

Các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công, một số kinh nghiệm triển khai thực hiện như sau:

 

Thứ nhất, Đảng ủy Công an Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/ĐUCA ngày 30/9/2022 về tăng cường lãnh đạo đẩy mạnh thực hiện Đề án 06 trong lực lượng CAND, thể hiện sự quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương đối với nhiệm vụ đẩy mạnh thực hiện Đề án 06, cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp.

 

Thứ hai, Bộ Công an tích cực tham mưu Chính phủ hoàn thiện hành lang pháp lý như ban hành Nghị định số 104/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu tại 19 Nghị định khác; tái cấu trúc quy trình, cắt giảm tối đa các giấy tờ, thủ tục con đã khai thác được thông tin trong các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành (như cắt giảm 48 thủ tục hành chính do đã khai thác được thông tin trong CSDLQG về dân cư; cung cấp dịch vụ công đăng ký xe lần đầu mức toàn trình để người dân nộp hồ sơ, bấm biển số tại bất cứ đâu).

 

Thứ ba, Bộ Công an luôn nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong chuyển đổi số; triển khai thực hiện phong trào xuyên suốt tại bốn cấp Công an đến cấp xã để hình thành đội ngũ cán bộ nòng cốt với phương châm mỗi cán bộ là hạt nhân trong chuyển đổi số và vận động người thân, gia đình, bạn bè sử dụng các dịch vụ công trực tuyến trong giải quyết thủ tục hành chính.

 

Kiến nghị một số giải pháp trọng tâm:

 

Một là, đề xuất Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu, trưởng ngành nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính gương mẫu trong việc thực hiện đúng tiến độ các nhiệm vụ mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo theo các Nghị quyết, Chỉ thị liên quan Đề án 06; lấy kết quả cung câp dịch vụ công trực tuyển theo các tiêu chí tỷ lệ phát sinh hô sơ dịch vụ công trực tuyển, tỷ lệ hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ là một trong các tiêu chí đánh giá tín nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trong nhiệm kỳ.

 

Chỉ đạo 04 tỉnh/thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ninh xây dựng, triển khai thí điểm Mô hình Bộ phận một cửa theo hướng kết hợp cung cấp dịch vụ công của các đơn vị hành chính trên cùng địa bàn.

 

Hai là, về pháp lý: Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương hoàn thành định mức kinh tế - kỹ thuật cho hoạt động hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ, ngành, địa phương do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thực hiện và hoàn thành việc tích hợp giải pháp ký số từ xa với Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 27/CT-TTg, ngày 27/10/2023.

 

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ đôn đốc các bộ, ngành điều chỉnh quy trình nội bộ theo quy định của Luật giao dịch điện tử để việc sử dụng các giấy tờ điện tử tích hợp trên tài khoản định danh điện tử tương đương với giấy tờ giấy khi thực hiện các thủ tục hành chính.

 

Ba là, về hạ tầng công nghệ: UBND 27 địa phương (Yên Bái, Bến Tre, Thái Bình, Tuyên Quang, Cà Mau, Đồng Nai, Hà Giang, Bình Phước, Gia Lai, Lâm đồng, Quảng Trị, Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên, Khánh Hòa, Cao Bằng; Bình Dương, An Giang, Lai Châu, Quảng Bình, Quảng Ninh, Đắc Nông, Hải Dương, Hậu Giang, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Thừa Thiên Huế) khẩn trương hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để kết nối được với phần mềm dịch vụ công liên thông theo hướng dẫn của Bộ Công an.

 

Bộ Tư pháp nâng cấp, hoàn thiện Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung, đảm bảo việc kết nôi, chia sẻ dữ liệu với Phân mêm dịch vụ công liên thông, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh thông suốt, đáp ứng yêu cầu tại Nghị định 63/2024/NĐ-CP. 5 Các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Tư pháp, Lao động Thương bình và Xã hội; Tài nguyên và Môi trường; Liên đoàn thương mại và Công nghiệp Việt am, khân trương hoàn thành tích hợp, cung cấp 10 thủ tục hành chính chậm tiến độ trên Cổng dịch công quốc gia.

 

Bốn là, về dữ liệu: Giao Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường khần trương đề ra lộ trình hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch, đất đai từ nay đến cuối năm 2024. Giao đồng chí Chủ tịch UBND các địa phương chỉ đạo đối với các dữ liệu hộ tịch, đất đai đã được số hóa cần khẩn trương nghiên cứu, đưa vào áp dụng để cắt giảm các thủ tục hành chính tại địa phương, thực hiện trong tháng 9/2024.

 

Năm là, về nguồn nhân lực: Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tổ chức tập huấn, hướng dẫn triển khai việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông theo quy định tại Nghị định 63/2024/NĐ-CP./.

 

                                                                                      Trịnh Minh
Nguồn: https://www.kontum.gov.vn/


Số lượt xem:873

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Trang thông tin điện tử Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Tầng 5, Tòa nhà A, Trung tâm Hành chính tỉnh Kon Tum, tổ 8 - phường Thống Nhất - TP Kon Tum - tỉnh Kon Tum.
Người chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: 0260.3862524; Fax: 0260.3862524; Email: sld@kontum.gov.vn.

Chung nhan Tin Nhiem Mang


578433 Tổng số người truy cập: 3894 Số người online:
TNC Phát triển: