banner
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024
Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2016-2010
22-8-2016
Tại Hội thảo, các đại biểu tham gia đã đánh giá tình hình thực tế và những thách thức của đào tạo nghề tại Tây Nguyên và các tỉnh vùng lân cận; tìm ra các giải pháp, đề xuất các kiến nghị nâng cao chất lượng đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng.
Description: http://tcdn.gov.vn/Portals/0/Anh%20tin%20bai/Thang%208/Hoi%20Thao%20Tay%20nguyen_Mr%20Minh.png
Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề Nguyễn Hồng Minh phát biểu tại Hội thảo
 
          Đến tháng 12-2015, trên địa bàn Tây Nguyên và các huyện miền núi giáp Tây Nguyên có 108 cơ sở đào tạo nghề gồm: 6 trường cao đẳng nghề, 12 trường trung cấp, 90 trung tâm dạy nghề. Công tác dạy nghề từng bước chuyển từ hướng cung sang cầu, tạo nên sự chuyển biến tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo của các địa phương trong vùng. Nhiều mô hình dạy nghề tại các doanh nghiệp, dạy nghề cho các khu công nghiệp có hiệu quả cao. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề đến nay vẫn còn nhiều hạn chế. Cụm, khu công nghiệp trên địa bàn chưa phát triển; chính sách đối với giáo viên tại các cơ sở đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số còn nhiều bất cập; nhiều trung tâm dạy nghề còn thiếu hoặc không có giáo viên cơ hữu nên công tác triển khai đào tạo, xây dựng chương trình, giáo trình không thực hiện được; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo còn thiếu; nhận thức của người dân vùng Tây Nguyên về chính sách đào tạo nghề còn hạn chế…
          Description: http://tcdn.gov.vn/Portals/0/Anh%20tin%20bai/Thang%208/Hoi%20Thao%20Tay%20nguyen_Toan%20canh.png
Toàn cảnh buổi Hội thảo
          Hội thảo đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động vùng Tây Nguyên như: Quy hoạch và phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với thực tế; đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo nghề; phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề đảm bảo chuẩn giáo viên về sư phạm và kỹ năng nghề; Phát triển chương trình đào tạo, gắn việc xây dựng chương trình với doanh nghiệp và thực tế các nghề trên địa bàn, theo vùng, thôn làng; rà soát, sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn cụ thể về chế độ chính sách đối với học sinh học nghề như chính sách miễn giảm học phí; ban hành cơ chế khuyến khích đội ngũ cán bộ có tay nghề cao, chuyên gia tại các doanh nghiệp tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực hành nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
         
 
                                        Đại biểu Đoàn tỉnh Kon Tum tham gia Hội thảo                
          Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo cần phải chủ động, đổi mới quản lý theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Chủ động liên kết, phối hợp với doanh nghiệp trong công tác đào tạo gắn với việc làm cho người học. Đồng thời hệ thống thông tin thị trường lao động cần phải được phổ biến tuyên truyền tốt hơn nữa để Doanh nghiệp, người dân, người học nắm bắt và có cơ hội gặp nhau ở thị trường đào tạo, thị trường lao động.

                                                                                     Tin và ảnh : Trần Văn Thịnh

Số lượt xem:3213

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Trang thông tin điện tử Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Tầng 5, Tòa nhà A, Trung tâm Hành chính tỉnh Kon Tum, tổ 8 - phường Thống Nhất - TP Kon Tum - tỉnh Kon Tum.
Người chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: 0260.3862524; Fax: 0260.3862524; Email: sld@kontum.gov.vn.

Chung nhan Tin Nhiem Mang


494353 Tổng số người truy cập: 3298 Số người online:
TNC Phát triển: