banner
Thứ 2, ngày 20 tháng 1 năm 2025
Đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 tại tỉnh.
16-11-2018

Những nội dung đoàn làm việc tại cơ sở: nắm bắt được kế hoạch và kết quả triển khai CTMTQG giảm nghèo bền vững đến tháng 6/2018. Quy trình và kết quả triển khai tiểu dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất, Nhân rộng mô hình giảm nghèo phân theo 3 địa bàn: 30a, 135, ngoài 30a và ngoài 135. Các kinh nghiệm lồng ghép giữa CTMTQG xây dựng Nông thôn mới và CTMTQG giảm nghèo bền vững trong hỗ trợ sản xuất, nhân rộng giảm nghèo: phân theo 3 địa bàn: 30a, 135, ngoài 30a và ngoài 135. Những bài học, khuyến nghị để thực hiện tốt hơn CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020: phân theo 3 địa bàn: 30a, 135, ngoài 30a và ngoài 135). Đánh giá về sự tham gia của cộng đồng (nhóm người nghèo dân tộc thiểu số, doanh nghiệp, hợp tác xã) trong xây dựng và triển khai các dự án hỗ trợ trợ phát triển sản xuất, Nhân rộng mô hình giảm nghèo. Đánh giá về tình hình chi tiêu ngân sách CTMTQG giảm nghèo bền vững. Đánh giá về, thực hiện chính sách giảm nghèo, hỗ trợ xã hội cho các đối tượng CTMTQG giảm nghèo bền vững. Kế hoạch/Giải pháp lồng ghép các nguồn lực, tăng cường sự tham gia làm chủ của cộng đồng (người nghèo, doanh nghiệp, hợp tác xã…), tăng cường giám sát đánh giá kết quả trong các dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng giảm nghèo giai đoạn 2018-2020. Nhu cầu nâng cao năng lực cho các cán bộ giảm nghèo cấp xã, huyện, tỉnh để triển khai tốt hơn các hợp phần trên của CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020: phân theo 3 địa bàn: 30a, 135, ngoài 30a và ngoài 135.

Qua đánh giá để nắm những kết quả đạt được; hạn chế, khó khăn, bất cập, vướng mắc và nguyên nhân trong quá trình thực hiệnChương trình MTQG giảm nghèo bền vững, đặc biệt là tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo. Trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp để khắc phục những khó khăn,vướng mắc trong tổ chức thực hiện.

Đoàn đã ghi nhận kết quả làm việc tại tỉnh Kon Tum: Tiểu dự án hỗ trợ, phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 là chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước, dự án được xây dựng trên cơ sở nhu cầu thực tế của người nghèo, đã tác động trực tiếp đến cách nghĩ, cách làm và tạo điều kiện thuận lợi để người nghèo tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt và công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ giới hóa trong sản xuất nông, lâm nghiệp, từng bước phát triển kinh tế hộ góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống cho nhân dân. Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Lãnh đạo UBND tỉnh, hàng năm, sau khi được phân bổ vốn, các huyện, thành phố đã triển khai giải ngân kịp thời, đúng tiến độ, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón... được cấp sớm, đúng đối tượng và bám sát vào nhu cầu thực tế của người nghèo. Khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước (hộ nghèo biết sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước đúng mục đích, bảo toàn được nguồn vốn), công tác thu hồi vốn luân chuyển cho hộ nghèo khác thực hiện bước đầu có hiệu quả. Phát huy và bảo toàn được nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ nghèo được hưởng thụ trong điều kiện nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước hạn chế, khắc phục tình trạng có hộ nghèo không muốn thoát nghèo để được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, phát huy tính dân chủ, công bằng, công khai ở cơ sở. Vai trò của UBND xã, Chủ tịch UBND xã được phát huy hơn. Lãnh đạo UBND xã quan tâm chỉ đạo, hoạt động tích cực, trách nhiệm, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thực hiện đúng các nội dung của dự án phê duyệt thì địa phương đó dự án đạt hiệu quả rõ rệt, có nhiều hộ thoát nghèo bền vững và những cách làm hay, giúp cho người nghèo thoát nghèo đã và sẽ được lan tỏa trong cộng đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, còn có những hạn chế, khó khăn: Sự phối hợpgiữa các ban, ngành ở cấp huyện chưa có sự đồng bộ dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao. Một số địa phương chưa thực sự quan tâm hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo dẫn đến một số huyện, thành phố chưa nắm rõ các nội dung hỗ trợ của dự án, các văn bản mới của Trung ương, Hội đồng nhân dân tỉnh và UBND tỉnh nên khó khăn trong việc triển khai thực hiện. Ý thức, nỗ lực vươn lên thoát nghèo của một số hộ dân chưa cao, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Nhận thức của một số cán bộ cấp xã, huyện và người dân về thu hồi vốn hỗ trợ ban đầu của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo còn hạn chế, vẫn còn tư tưởng muốn hỗ trợ cho không (không thu hồi vốn). Nguồn vốn ngân sách Trung ương để thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế còn thấp, ngân sách huyện hạn hẹp, việc huy động các nguồn lực khác trên địa bàn còn hạn chế. Chưa có sự hướng dẫn cụ thể từ các Bộ, nghành Trung ương về cơ chế, định mức thu hồi, luân chuyển vốn…

Để khắc phục những khó khăn, trong thời gian tới cần: Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân ý nghĩa, tầm quan trọng các chương trình, chính sách về giảm nghèo của Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo và thúc đẩy sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát và hướng dẫn của cấp tỉnh, huyện, thành phố để đảm bảo các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tuân thủ các quy định tại các văn bản hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh. Tiếp tục phân cấpcho Ủy ban nhân dân các xã thực hiện lồng ghép các chương trình, đề án trên địa bàn để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy vai trò của ngành nông nghiệp trong việc quản lý, giám sát, đánh giá và thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế thuộc lĩnh vực ngành chủ trì, quản lý. Tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình hiệu quả và các mô hình theo chuỗi sản xuất tạo ra giá trị sản phẩm. Huy động các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cùng tham gia, tạo đầu ra để bao tiêu sản phẩm cho người dân. Tiếp tục đề nghị các Bộ, nghành Trung ương có hướng dẫn cụ thể về cơ chế, định mức thu hồi, luân chuyển vốn…

Tin và ảnh: Nguyễn Hương.

 Hình ảnh đoàn đánh giá làm việc tại tỉnh Kon Tum:

Đoàn làm việc tại huyện Sa Thầy.

Đoàn làm việc tại xã Sa Bình, huyện Sa Thầy.

Đoàn làm việc tại huyện Đắk Tô.

Thăm hộ dân được hỗ trợ phát triển sản xuất tại xã Sa Nghĩa, Sa Thầy.

Số lượt xem:2578

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Trang thông tin điện tử Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Tầng 5, Tòa nhà A, Trung tâm Hành chính tỉnh Kon Tum, tổ 8 - phường Thống Nhất - TP Kon Tum - tỉnh Kon Tum.
Người chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: 0260.3862524; Fax: 0260.3862524; Email: sld@kontum.gov.vn.

Chung nhan Tin Nhiem Mang


580941 Tổng số người truy cập: 2695 Số người online:
TNC Phát triển: