banner
Thứ 3, ngày 21 tháng 1 năm 2025
Giảm nghèo ở thành phố Kon Tum: Những bước đi vững chắc...
28-3-2014

Nếu năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo ở mức 17,21%, tương đương với 4.261 hộ nghèo (theo tiêu chí giai đoạn 2006-2010), trong đó có 3.188 hộ nghèo là ĐBDTTS thì đến cuối năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,24%, tương đương với 2.986 hộ nghèo (theo chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015). Và đến năm 2013, thành phố Kon Tum còn 2.468 hộ nghèo, tương đương 6,66%, giảm 518 hộ so với năm 2012....

          Những kết quả đáng ghi nhận...

 

          Để đạt kết quả này, thành phố Kon Tum đã triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật về giảm nghèo. Trong đó, đã hoàn thành tốt các chính sách hỗ trợ người nghèo, như dạy nghề; khám chữa bệnh miễn phí; hỗ trợ giáo dục cho con em hộ nghèo; hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phân tán theo Quyết định 134/CP; hỗ trợ tiền điện; hỗ trợ nhà ở; chính sách về bảo trợ xã hội...
          Theo số liệu thống kê, từ năm 2005 đến nay, thành phố Kon Tum đã mở được gần 200 lớp dạy nghề cho hơn 5.000 lao động nông thôn; khám chữa bệnh miễn phí gần 300.000 lượt người với tổng kinh phí hơn 11,3 tỷ đồng; hoàn tất chương trình hỗ trợ cho hộ đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn về đất sản xuất (167 hộ), đất ở (22 hộ), nhà ở (705 căn), nước sinh hoạt phân tán (940 hộ). Thực hiện chính sách về giáo dục, đã tiến hành hỗ trợ chi phí học tập cho hơn 17.287 học sinh với tổng số tiền gần 7 tỷ đồng; miễn học phí cho gần 23.000 lượt học sinh thuộc diện hộ nghèo với số tiền khoảng 3,5 tỷ đồng; cấp vở, bút cho 67.192 học sinh thuộc diện hộ DTTS nghèo...  Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, từ các nguồn huy động và nguồn quỹ Vì người nghèo, chỉ tính riêng giai đoạn 2005-2012, toàn thành phố đã thực hiện hỗ trợ xóa nhà tạm cho 598 hộ nghèo khó khăn về nhà ở với tổng kinh phí hơn 10,5 tỷ đồng.
          Cùng với việc triển khai tốt chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn theo Chương trình 135 (giai đoạn 2), thành phố Kon Tum đặc biệt quan tâm đến công tác hỗ trợ hộ nghèo về nguồn vốn đầu tư cho sản xuất cũng như nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả để người dân học tập, làm theo. Trong giai đoạn 2005-2012, thành phố đã có 8.018 lượt hộ nghèo được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội với số tiền 95,33 tỷ đồng; riêng trong năm 2013 hơn 800 lượt hộ nghèo được vay vốn với tổng số tiền hơn 16,8 tỷ đồng và 233 lượt hộ cận nghèo vay với số tiền 5,31 tỷ đồng. Tổng dư nợ hiện nay đạt 75,88 tỷ đồng với 6.668 hộ dư nợ.

          Làm thay đổi cơ bản nhận thức về công tác giảm nghèo

          Bên cạnh đó, thành phố Kon Tum đã chỉ đạo các ngành chức năng triển khai nhiều mô hình giảm nghèo tại các thôn, làng đồng bào DTTS và tiến hành tổng kết các mô hình, đánh giá hiệu quả để nhân rộng; đẩy mạnh vận động hộ DTTS nghèo đăng ký tham gia Đề án chính sách hỗ trợ phát triển cao su tiểu điền. Tính đến năm 2013, thành phố đã có hơn 500 hộ nghèo tham gia Đề án với hơn 240 ha. Các hộ dân tham gia Đề án được hỗ trợ cây giống, phân bón và tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc vườn cây...

 

          Theo đánh giá của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong đợt giám sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo mới đây, cùng với việc tập trung nguồn lực phát triển kinh tế hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững, trong những năm qua, thành phố Kon Tum đã chỉ đạo sát sao, cụ thể hơn công tác giảm nghèo. Các chính sách giảm nghèo đã được triển khai đồng bộ; ưu tiên bố trí nguồn lựcthực hiện một cách linh hoạt, có sự lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu Quốc gia được tỉnh phân bổ và các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn.
          Điều đáng ghi nhận là việc thực hiện tốt các chính sách, pháp luật về giảm nghèo đã trở thành nhiệm vụ, chỉ tiêu ưu tiên trong quá trình chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ Đảng, chính quyền. Thực tế cho thấy, các xã, phườngđã đưa chương trình giảm nghèo vào trong Nghị quyết của Đảng bộ và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, thu hút được sự tham gia, hưởng ứng đông đảo của toàn xã hội đồng hành cùng người nghèo, hộ nghèo...
          Kết quả thực hiện các hoạt động thuộc chương trình giảm nghèo đã góp phần cải thiện đáng kể diện mạo nghèo ở các khu dân cư. Bộ mặt nông thôn đã thay đổi đáng kể nhất là hạ tầng cơ sở, nhà ở và các cơ sở dịch vụ sản xuất, đời sống người dân nói chung được nâng cao, trong đó đời sống các hộ nghèo được cải thiện rõ rệtổn định xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, an sinh xã hội được đảm bảo.
          Đặc biệt, qua việc thúc đẩy triển khai có hiệu quả các chính sách, pháp luật về giảm nghèo trên địa bàn, không chỉ người nghèo đã được tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng cho phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập; một số nhu cầu thiết yếu của người nghèo cơ bản được đáp ứng (nhà ở, nước sinh hoạt, khám chữa bệnh, học tập…) mà người nghèo đã nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình và chủ động trong việc tiếp nhận các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để tự vươn lên, tạo thu nhập để phát triển, vượt qua tình trạng nghèo đói, tự giải quyết những nhu cầu thiết yếu của gia đình và bản thân...
          Mặc dù còn gặp không ít khó khăn: nguồn lực đầu tư hạn chế lại dàn trải; tỷ lệ hộ nghèo cao, tập quán canh tác trong đồng bào DTTS còn lạc hậu nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng giống mới có năng suất cao còn hạn chế; một bộ phận không nhỏ hộ nghèo còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước, hạn chế ý chí tự lực vươn lên... nhưng tin chắc rằng, với những kết quả đạt được khá ấn tượng này, thành phố Kon Tum đã và sẽ có những bước tiến vững chắc trên hành trình xóa đói giảm nghèo...
Phát triển chăn nuôi bò từ Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo của người dân xã Đăk Rơ Wa

Bài, ảnh: Mai Ly

 

 

 

Số lượt xem:1801

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
lens Chị Y Nhưp làm giàu (28-3-2014)
Trang thông tin điện tử Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Tầng 5, Tòa nhà A, Trung tâm Hành chính tỉnh Kon Tum, tổ 8 - phường Thống Nhất - TP Kon Tum - tỉnh Kon Tum.
Người chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: 0260.3862524; Fax: 0260.3862524; Email: sld@kontum.gov.vn.

Chung nhan Tin Nhiem Mang


581419 Tổng số người truy cập: 1008 Số người online:
TNC Phát triển: